ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN SỨC KHỎE ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI HÒA LẠC - THẠCH THẤT, HÀ NỘI | Tuấn | TNU Journal of Science and Technology

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN SỨC KHỎE ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI HÒA LẠC - THẠCH THẤT, HÀ NỘI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 12/07/24                Ngày hoàn thiện: 29/10/24                Ngày đăng: 29/10/24

Các tác giả

1. Vũ Đình Tuấn, 1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2) Trường Đại học Nha Trang
2. Đoàn Ngọc Bảo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
3. Phạm Anh Hùng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Phạm Hùng Sơn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
5. Nguyễn Mạnh Khải, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
6. Trần Thiện Cường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
7. Trần Thị Minh Hằng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
8. Phạm Thị Việt Anh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
9. Phạm Thị Thu Hà Email to author, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt


Bài viết trình bày kết quả bước đầu của thử nghiệm giải pháp bón phân hữu cơ kết hợp với phân bón lá nhằm phục hồi sức khỏe đất và tăng cường năng suất cây chè 33 năm tuổi trong khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, tại Hòa Lạc – Thạch Thất. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại ở 3 công thức là (1) Đối chứng của người dân dùng phân hóa học; (2) Phân hữu cơ và phân bón lá Organomix:nước tỷ lệ 1:500; (3) Phân hữu cơ và phân bón lá Organomix:nước tỷ lệ 1:300. Tất cả các chỉ tiêu phân tích đất nền cho thấy đất bị chua, dung tích trao đổi thấp, nghèo mùn, đạm tổng số, và nghèo dinh dưỡng dễ tiêu. Kết quả bước đầu sau 1 năm cho thấy lượng mùn và N tổng số có xu hướng tăng so với đối chứng. Do thời gian thực hiện giải pháp phục hồi ngắn, các chỉ tiêu khác như pH, CEC, Ca2+, Mg2+, Kdt và Pdt trong đất về cơ bản chưa có sự thay đổi, cần thiết kéo dài và duy trì thời gian bón phân hữu cơ, kết hợp cân đối dinh dưỡng cho cây trồng như phân phun lá để đảm bảo sản xuất bền vững. Việc phun phân bón lá tỷ lệ Organomix:nước là 1:300 cho năng suất cao hơn so với tỷ lệ 1:500. Năng suất ở công thức áp dụng giải pháp phân bón lá tỷ lệ 1:500 trên nền phân hữu cơ làm tăng năng suất chè 6%, và lên tới 54% ở công thức dùng phân bón lá tỷ lệ 1:300 so với đối chứng.

Từ khóa


Phân hữu cơ; Đất thoái hóa; Sức khỏe đất; Phân bón lá Organomix; Chè sạch

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. T. Y. Hoang, T. T. Duong, T. H. Pham, T. D. Duong, and T. T. H. Huynh, “Isolation and characterization of genes encoding leucoanthocyanidin reductase and anthocyanidin reductase from the green Trung Du tea in Thai Nguyen (Camellia sinensis),” (in Vietnamese), Vietnam Journal of Biotechnology, vol. 16, no. 3, pp. 473-480, 2018.

[2] T. T. Nguyen, “Assessment of Basalt Soil Quality under Different Land Use Types in Bao Loc-Di Linh Area, Lam Dong Province,” (in Vietnamese), VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, vol. 33, no. 3, pp. 67-78, 2017.

[3] J. D. L. P. Mupenzi et al., “Assessment of soil degradation and chemical compositions in Rwandan tea-growing areas,” Geoscience Frontiers, vol. 2, no. 4, pp. 599-607, 2011.

[4] M. G. Kibblewhite, S. Prakash, M. Hazarika, P. J. Burgess, and R. Sakrabani, “Managing declining yields from ageing tea plantations,” Journal of the Science of Food and Agriculture, vol. 94, no. 8, pp. 1477-1481, 2014.

[5] V. S. Le, D. Lesueur, L. Herrmann, L. Hudek, L. N. Quyen, and L. Brau, “Sustainable tea production through agroecological management practices in Vietnam: a review,” Environmental Sustainability, vol. 4, no. 4, pp. 589-604, 2021.

[6] P. Hoang and A. Nguyet, “Ha Giang: Agricultural Extension and Agriculture Forum: "Developing organic tea associated with linking processing and consumption of products in the Northern mountainous provinces," (In Vietnamese), National Agricultural Extension Centre, September 28-29, 2022. [Online]. Available: https://khuyennongvn.gov.vn/su-kien-khuyen-nong/ha-giang-dien-dan-khuyen-nong-nong-nghiep-phat-trien-che-huu-co-gan-voi-lien-ket-che-bien-tieu-thu-san-pham-cac-tinh-mien-nui-phia-bac-22162.html. [Accessed June 27, 2024].

[7] V. T. Nguyen and D. T. Nguyen, “Effects of fertilizer rate, planting density on two cassava varieties namely KM444 and KM21-12 at hilly areas of Thua Thien hue province,” (in Vietnamese), HUAF Journal of Agricultural Science and Technology, vol. 1, no. 2, pp. 383-394, 2017.

[8] R. N. E. Njogu, D. K. Kariuki, D. M. Kamau, and F. N. Wachira, “Effects of foliar fertilizer application on quality of tea (Camellia sinensis) grown in the Kenyan highlands,” American Journal of Plant Sciences, vol. 5, pp. 2707-2715, 2014.

[9] L. D. Shiwakoti, K. Chalise, P. Dahal, R. Shiwakoti, N. Katuwal, and Y. Kc, “Effect of fertilizer application on tea plant productivity and phytochemicals in prepared black tea,” Cogent Food & Agriculture, vol. 9, no. 1, 2023, Art. no. 2184013.

[10] W. Liu et al., “Effects of bio-organic fertilizer on soil fertility, yield, and quality of tea,” Journal of Soil Science and Plant Nutrition, vol. 23, no. 4, pp. 5109-5121, 2023.

[11] V. T. Nguyen, T. L. A. Nguyen, T. M. Nguyen, T. H. Nguyen, and N. H. Do, “Research on microbial preparations to produce bio-organic fertilizer from mushroom residue and chicken manure,” (in Vietnamese), Journal of Science and Development, Vietnam National University of Agriculture, vol. 13, no. 8, pp. 1415-1423, 2015.

[12] T. T. H. Pham, D. T. Vu, L. X. H. Nguyen, A. H. Pham, et al. “Research on the growth process and yield of winter tea in tea growing areas in Hoa Lac, Thach That, Hanoi,” Journal of Hydrometeorology, vol. 768, pp. 78-87, 2024.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10762

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved