ẢNH HƯỞNG CỦA CHE PHỦ ĐẤT BẰNG VẬT LIỆU HỮU CƠ TRÊN NƯƠNG CHÈ PH10 TẠI PHÚ THỌ | Oanh | TNU Journal of Science and Technology

ẢNH HƯỞNG CỦA CHE PHỦ ĐẤT BẰNG VẬT LIỆU HỮU CƠ TRÊN NƯƠNG CHÈ PH10 TẠI PHÚ THỌ

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 31/07/17

Các tác giả

1. Đỗ Thị Ngọc Oanh Email to author, Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Vũ Thị Thiện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Tóm tắt


Nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến chè PH10, tuổi 3 tại Phú Thọ được thực hiện từ năm 2013 đến 2014. Vật liệu che phủ là tàn dư thực vật bao gồm tế guột, rơm rạ và hỗn hợp thực vật được che phủ với lượng là 25 tấn khô/ha. Kết quả cho thấy, tất cả vật liệu che phủ đều làm tăng độ ẩm đất trong mùa mưa (từ 2,8 đến 4,4%); làm tăng đường kính gốc cây chè (từ 0,1 đến 0,25 cm); làm tăng độ dài rễ dẫn (từ 54,3 đến 109,7 cm); làm tăng khối lượng rễ hút (từ 4,6 đến 7 g/25 cm3); làm tăng năng suất chè từ 0,16 đến 0,38 tấn/ha. Che phủ bằng tế guột tốt nhất vì có tác dụng làm tăng độ xốp đất, tăng đường kính gốc nhiều nhất, tăng độ dài rễ hút, tăng chiều dài búp, và tăng năng suất cao nhất. Che phủ bằng rơm rạ và hỗn hợp thực vật có năng suất chè tương đương nhau, che phủ bằng rơm rạ tốt hơn vì làm tăng chiều rộng tán chè và tăng khối lượng búp.


Từ khóa


Che phủ, tế guột, rơm rạ, hỗn hợp hữu cơ; đất chè trồng chè, PH10

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved