KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP, TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CÂY HỒ ĐẰNG RỄ MÀNH (Cissus verticillata (L.) Nicolson & C. E. Jarvis.) | Đạo | TNU Journal of Science and Technology

KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP, TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CÂY HỒ ĐẰNG RỄ MÀNH (Cissus verticillata (L.) Nicolson & C. E. Jarvis.)

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 05/10/24                Ngày hoàn thiện: 06/02/25                Ngày đăng: 07/02/25

Các tác giả

1. Huỳnh Minh Đạo Email to author, Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
2. Bùi Mỹ Linh, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Cửu Long

Tóm tắt


Hồ đằng rễ mành (Cissus verticillata (L.) Nicolson & Javis.), một loại cây được di thực từ châu Mỹ, ở nước ta được sử dụng như một loại cây cảnh. Đối với người dân Nam Mỹ, đây là một loài thảo dược khá phổ biến, dùng trong bệnh đái tháo đường, được biết với tên là “insulina vegetal”. Nghiên này cứu nhằm mục đích xác định độc tính cấp đường uống, khảo sát tác dụng chống viêm bằng phương pháp gây phù bởi carragenin và hạ đường huyết của cao chiết Hồ đằng rễ mành. Kết quả khảo sát trên chuột nhắt cho thấy cao chiết ethanol 40% của Hồ đằng rễ mành không thể hiện độc tính cấp đường uống, liều tối đa được thử nghiệm là Dmax = 23,47 g/kg. Thử nghiệm tác dụng kháng viêm với liều 2,35 g/kg cho tác dụng tương đương với thuốc đối chiếu (prednisolon). Thử nghiệm tác dụng hạ đường huyết, cao Hồ đằng rễ mành không ảnh hưởng đến đường huyết chuột bình thường và với liều 1,175 g/kg cho tác dụng tương đương với thuốc đối chiếu (gliclazid) trên chuột gây đái đường bằng streptozotocin. Như vậy, Hồ đằng rễ mành là một loại cây thuốc tương đối an toàn và có tác dụng chống viêm, hạ đường huyết.

Từ khóa


Hồ đằng rễ mành; Độc tính cấp đương uống; Chống viêm; Hạ đường huyết; Tác dụng sinh học

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] J. H. Cano and G. Volpato, “Herbal mixtures in the traditional medicine of eastern Cuba,” J Ethnopharmacol, vol. 90, no. 2-3, pp. 293-316, 2004, doi: 10.1016/j.jep.2003.10.012.

[2] G. S. Viana, A. C. Medeiros, A. M. Lacerda, L. K. Leal, T. G. Vale, and F. J. Matos, “Hypoglycemic and anti-lipemic effects of the aqueous extract from Cissus sicyoides,BMC Pharmacol, vol. 4, 2004, Art. no. 9, doi: 10.1186/1471-2210-4-9.

[3] T. H. C. Vasconcelos, J. Modesto-Filho, M. F. F. M. Diniz, H. B. Santos, F. B. Aguiar, and P. V. L. Moreira, “Estudo toxicológico pré-clinico agudo com o extrato hidroalcoólico das folhas de Cissus sicyoides L. (Vitaceae),” Braz. J. Pharmacogn., vol. 17, pp. 583-591, 2007, doi: 10.1590/S0102-695X2007000400018.

[4] F. L. Beltrame, A. G. Ferreira, and D. A. Cortez, "Coumarin glycoside from Cissus sicyoides," Nat. Prod. Lett., vol. 16, pp. 213-216, 2002, doi: 10.1080/10.575630290015736.

[5] M. C. Zamora-Martínez and C. N. Pascual Pola, "Medicinal plants used in some rural populations of Oaxaca, Puebla and Veracruz, Mexico," J. Ethnopharmacol., vol. 35, pp. 229-257, 1992, doi: 10.1016/0378-8741(92)90021-i.

[6] M. I. G. Silva, C. T. V. Melo, L. F. Vasconcelos, A. M. R. Carvalho, and F. C. F. Sousa, “Bioactivity and potential therapeutic benefits of some medicinal plants from the Caatinga (semi-arid) vegetation of Northeast Brazil: A review of the literature,” Braz. J. Pharmacogn., vol. 22, pp. 193-207, 2012, doi: 10.1590/S0102-695X2011005000171.

[7] F. P. Beserra, C. Santos Rde, L. L. Périco, V. P. Rodrigues, L. R. Kiguti, L. L. Saldanha, A. S. Pupo, L. R. da Rocha, A. L. Dokkedal, W. Vilegas, and C. A. Hiruma-Lima, “Cissus sicyoides: Pharmacological Mechanisms Involved in the Anti-Inflammatory and Antidiarrheal Activities,” Int J Mol Sci., vol. 17, no. 2, 2016, doi: 10.3390/ijms17020149.

[8] T. Miura, C.Shindou, W. Zhang, I. Suzuki, and T. Ishida, “Antidiabetic activity of Cissus sicyoides in KK-Ay mice,” Journal of Traditional Medicines, vol. 23, no. 3, pp. 89-91, 2006.

[9] WHO, General guidelines for methodologies on research and evaluation of traditional medicine; World Health Organization: Geneva, Switzerland, 2000.

[10] Organization of Economic Co-operation and Development - OECD, The OECD Guideline for Testing of Chemicals: Acute Oral Toxicity—Acute Toxic Class Method, 2001.

[11] T. D. Do, Method for determining drug toxicity. Medical Publishing House, Hanoi (in Vietnamese), 1996, pp. 7-24.

[12] National Institute of Medicinal Materials, Methods of studying the pharmacological effects of drugs from herbal medicine. Science and Technics Publishing House (in Vietnamese), 2006.

[13] C. A. Winter, E. A. Risley, and G. W. Nuss, “Carrageenin-induced oedema in hind paw of the rat as a assay for antiiflammatory drugs,” Proc. Soc. Exp. Biol. Med., vol. 111, pp. 543-547, 1962.

[14] C. J. Morris, “Carrageenan-induced paw edema in the rat and mouse,” Methods Mol Biol., vol. 225, pp. 115-121, 2003, doi: 10.1385/1-59259-374-7:115.

[15] T. Miura, “Antidiabetic Effect of Seishin-kanro-to in KK-Ay Mice,” Planta Med., vol. 63, no. 4, pp. 320-322, 1997, doi: 10.1055/s-2006-957691.

[16] M. D. García, A. M. Quílez, M. T. Sáenz, M. E. Martínez-Domínguez, and R. de la Puerta, “Anti-inflammatory activity of Agave intermixta Trel. and Cissus sicyoides L. species used in the Caribbean traditional medicine,” J. Ethnopharmacol., vol. 71, no. 3, pp. 395-400, 2000, doi: 10.1016/S0378-8741(00)00160-4.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11248

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved