NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY SÂM BỐ CHÍNH (ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS L. MERR) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI | Hương | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY SÂM BỐ CHÍNH (ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS L. MERR) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 08/11/24                Ngày hoàn thiện: 30/12/24                Ngày đăng: 30/12/24

Các tác giả

1. Đào Thị Hương Email to author, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Thị Lan Anh, Đại học Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây trồng có ý nghĩa quan trọng với người sản xuất trong ngành nông nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả kinh tế cho các nông hộ trong quá trình trồng, chăm sóc, phát triển cây Sâm Bố Chính trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với điều kiện riêng tại địa bàn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích thông tin, phân tích SWOT để đánh giá được tiềm năng, lợi thế và hiệu quả kinh tế Sâm Bố Chính dựa trên phân tích chỉ tiêu kinh tế như chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Qua nghiên cứu cho thấy cây Sâm Bố Chính đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ năng suất sản lượng thực tế vượt so với mức nghiên cứu tại địa bàn (dự kiến đạt 10 tấn, thực tế đạt 10,8 tấn); thêm vào đó là sản phẩm bán được giá và ổn định giá mang lại tiềm năng và lợi thế cho người sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã gợi mở giúp người sản xuất xác định được lộ trình nhân rộng mô hình phát triển Sâm Bố Chính trong phương thức canh tác dược liệu mới, phù hợp với đặc thù địa phương, cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu giúp đề xuất gợi ý một số hàm ý với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tạo điều kiện hỗ trợ các chính sách nhằm phát triển cho Sâm Bố Chính phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa nguyên liệu, tăng khả năng chế biến cho sản phẩm củ, hoa đem lại cơ hội tiêu thụ thị trường lớn và trở thành cây trồng chủ lực của địa bàn.

Từ khóa


Hiệu quả; Hiệu quả kinh tế; Sâm Bố Chính; Huyện Bát Xát; Phân tích SWOT

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. L. Do, Vietnamese medicinal plants and herbs, Hong Duc Publishing House, 1977.

[2] X. H. Phan, T. N. Huynh, and T. P. H. Nguyen, "Research on in vitro propagation of Hibicus sagittifolius Kurz through stem nodal culture," Vietnam Journal of Agricultural Sciences, vol. 15, no. 5, pp. 664-672, 2017.

[3] M. J. Farrell, "The measurement of production efficiency," Journal of the Royal Statistical Society Ser. A, vol. 120, pp. 257-281, 1957.

[4] A. Charnes, W. W. Cooper, and E. Rhodes, "Measuring the efficiency of decision making units," European Journal of Operational Research, vol. 2, pp. 429-444, 1978.

[5] O'. Ogisi, D. Chukwuji, O. Christopher, and C. O. Daniel, "Efficiency of Resource Use by Rice Farmers in Ebonyi State, South East Nigeria: A Data Envelopment Analysis," Asian Journal of Agriculture and Rural Development, vol. 2, no. 2, pp. 149-15, 2012.

[6] D. K. Le and V. D. Le, "Economic efficiency in sedge production of households in Vung Liem district, Vinh Long province," Journal of Agriculture and Rural Development, vol. 2, pp. 116-124, 2022.

[7] C. D. Le, V. S. Nguyen, V. T. Vo, and T. K. T. Nguyen, "Analysis of economic efficiency of rice-growing households in the Mekong Delta," Journal of Science of Can Tho University, vol. 5D, pp. 73-81, 2019.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11512

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved