BẢN CHẤT CỦA NGÔN TỪ VĂN HỌC (NGHĨ TỪ BÀI VIẾT BẢN CHẤT XÃ HỘI, THẨM MỸ CỦA DIỄN NGÔN VĂN HỌC CỦA TRẦN ĐÌNH SỬ) | Phương | TNU Journal of Science and Technology

BẢN CHẤT CỦA NGÔN TỪ VĂN HỌC (NGHĨ TỪ BÀI VIẾT BẢN CHẤT XÃ HỘI, THẨM MỸ CỦA DIỄN NGÔN VĂN HỌC CỦA TRẦN ĐÌNH SỬ)

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 28/06/17

Các tác giả

Nguyễn Thị Hải Phương Email to author, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt


Bài viết này trình bày những điều mà tác giả thu nhận được về vấn đề bản chất của ngôn từ văn học sau khi đọc bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn ngôn văn học của Trần Đình Sử. Tiếp thu quan niệm của những nhà nghiên cứu như M. Bakhtin, M.Foucault..., Trần Đình Sử đã chỉ ra con đường hợp lí để tìm hiểu ngôn từ văn học là phải xuất phát từ sự thống nhất giữa ngôn từ và ý thức. Chính hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội đã trở thành cái logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng ngôn từ của con người. Từ việc nhìn thấy sự chi phối của cơ chế văn hóa, xã hội đối với việc sử dụng ngôn từ của con người, Trần Đình Sử khẳng định rằng sự vận động của văn học được thể hiện rất rõ nét, sâu sắc qua sự vận động của ngôn từ, hình thái ngôn từ giai đoạn sau sẽ thay thế dần hình thái ngôn từ giai đoạn trước.


Từ khóa


Quan niệm, ngôn từ văn học, diễn ngôn văn học, bản chất xã hội, bản chất thẩm mỹ, Trần Đình Sử...

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved