ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG VÔ CĂN Ở TRẺ GÁI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH | Yến | TNU Journal of Science and Technology

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG VÔ CĂN Ở TRẺ GÁI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 07/09/19                Ngày hoàn thiện: 21/10/19                Ngày đăng: 23/10/19

Các tác giả

1. Phan Thị Yến Email to author, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
2. Nguyễn Minh Hiệp, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
3. Nguyễn Văn Sơn, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dậy thì sớm trung ương vô căn tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Đối tượng, phương pháp: Mô tả cắt ngang 39 trẻ gái dậy thì sớm được điều trị bằng triptorelin 3,75mg mỗi 4 tuần từ 01/2018-6/2019. Kết quả: Tháng tuổi trung bình là 84,4 ± 12,7 tháng (khoảng 60-115 tháng); thời gian xuất hiện triệu chứng trung bình 4,1 tuổi. Ngực to là dấu hiệu lâm sàng phổ biến (100%); lông mu (33,3%), chủ yếu ở độ P2; kinh nguyệt 5,1%. Xét nghiệm FSH, LH trung bình lần lượt là 2,87 và 1,27 IU/L; Estradiol trung bình là 45,3 pmol/L (nồng độ LH, FSH cao hơn rõ rệt ở nhóm trẻ dưới 8 tuổi). Điều trị có kết quả đạt sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng chiều cao trung bình và nồng độ LH, FSH tại thời điểm khi nghiên cứu và sau 18 tháng (p < 0,05). Kết luận: Thời gian xuất hiện triệu chứng trung bình 4,1 tuổi. Lâm sàng: Ngực to là dấu hiệu lâm sàng phổ biến (100%); lông mu (33,3%), chủ yếu ở độ P2; kinh nguyệt 5,1%. Điều trị dậy thì sớm bằng triptorelin có kết quả khá tốt: chiều cao trung bình tăng và nồng độ hormon giảm sau thời gian điều trị.


Từ khóa


dậy thì sớm, trung ương vô căn, triptorelin, Bệnh viện Sản Nhi, Bắc Ninh, lâm sàng, cận lâm sàng.

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. Tinggaard J., Mieritz M. G., Sorensen K., et al., "The physiology and timing of male puberty", Curr Opin Endocrinol Diabetes Obes, 19 (3), pp. 197-203, 2012.

[2]. Abreu A. P., Kaiser U. B., "Pubertal development and regulation", Lancet Diabetes Endocrinol, 4 (3), pp. 254-264, 2016.

[3]. Lê Duy Ngọc, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dậy thì sớm trung ương, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 163 trang, 2018.

[4]. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Quyết định 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015, tr. 648-653, 2015.

[5]. Nguyễn Phương Khanh, Huỳnh Thoại Loan, "Đặc điểm các trường hợp dậy thì sớm trung ương tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2008 đến nay", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (Phụ bản số 4), tr. 33-40, 2014.

[6]. Emmanuel M., Bokor B. R. (2019), "Tanner Stages", StatPearls.

[7]. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Phạm Lê Anh, Phạm Thị Minh Hồng và cs, "Giá trị của LH, FSH và tỉ số LH/FSH nền trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 3 (Phụ bản số 21), tr. 166-174, 2017.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved