ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ MUỐI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GIỌT BĂNG (Mesembryanthemum crystallinum) TRỒNG BẰNG KỸ THUẬT THỦY CANH HỒI LƯU | Dần | TNU Journal of Science and Technology

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ MUỐI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GIỌT BĂNG (Mesembryanthemum crystallinum) TRỒNG BẰNG KỸ THUẬT THỦY CANH HỒI LƯU

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 19/04/22                Ngày hoàn thiện: 24/06/22                Ngày đăng: 24/06/22

Các tác giả

1. Trần Quang Dần Email to author, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
2. Phạm Công Anh, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng

Tóm tắt


Cây Giọt băng (Mesembryanthemum crystallinum) là cây ưa mặn tuỳ nghi, có khả năng chịu mặn cao, thậm chí sử dụng muối NaCl để thúc đẩy sinh trưởng. Đây là một loài cây trồng có giá trị với các mục đích sử dụng khác nhau trong thực phẩm và dược phẩm. Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng cơ bản và muối đến sinh trưởng của cây trồng bằng kỹ thuật thuỷ canh hồi lưu dạng màng dinh dưỡng, nhằm hướng đến việc thiết lập một hệ thống sản xuất có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối của cây cao hơn khi trồng cây với môi trường dinh dưỡng 1/2 Hoagland so với 1/2 Murashige và Skoog-1962 hoặc dung dịch thuỷ canh thương mại của G9 Hydroponic. Bổ sung muối với nồng độ tăng dần, 50 mM NaCl ở tuần đầu tiên và 100 mM ở tuần thứ hai sau khi trồng, đã tăng cường sinh trưởng của cây tốt hơn các phương thức bổ sung khác. Dung dịch dinh dưỡng chứa 20-40% (v/v) nước biển đã làm giảm khối lượng tươi chồi, nhưng số lá và chiều cao chồi bị giảm không đáng kể. Kết quả cho thấy khả năng sử dụng dinh dưỡng 1/2 Hoagland bổ sung muối để trồng thuỷ canh cây Giọt băng.

Từ khóa


Thủy canh; Cây Giọt băng; Dinh dưỡng thực vật; Chịu mặn; Mesembryanthemum crystallinum

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. J. Flowers and T. D. Colmer, “Salinity tolerance in halophytes,” New Phytologist, vol. 179, no. 4, pp. 945-963, 2008.

[2] R. Joshi, V. R. Mangu, R. Bedre, L. Sanchez, W. Pilcher, H. Zandkarimi, and N. Baisakh, Salt adaptation mechanisms of halophytes: improvement of salt tolerance in crop plants. In Elucidation of abiotic stress signaling in plants, Springer, New York, NY, pp. 243-279, 2015.

[3] H. J. Bohnert and J. C. Cushman,“The ice plant cometh: Lessons in abiotic stress tolerance,” Journal of Plant Growth Regulation, vol. 19, no. 3, pp. 334-346, 2000.

[4] G. Atzori, “The potential of edible halophytes as new crops in saline agriculture: the ice plant (Mesembryanthemum crystallinum L.) case study,” In Future of Sustainable Agriculture in Saline Environments, CRC Press, pp. 443-460, 2021.

[5] P. Sambo, C. Nicoletto, A. Giro, Y. Pii, F. Valentinuzzi, T. Mimmo, and S. Cesco, “Hydroponic solutions for soilless production systems: issues and opportunities in a smart agriculture perspective,” Frontiers in Plant Science, vol. 10, pp 1-17, 2019.

[6] K. Sakamoto, M. Kogi, and T. Yanagisawa, “Effects of salinity and nutrients in seawater on hydroponic culture of red leaf lettuce,” Environmental Control in Biology, vol. 52, no. 3, pp. 189-195, 2014.

[7] S. Agarie, T. Shimoda, Y. Shimizu, K. Baumann, H. Sunagawa, A. Kondo, and J. C. Cushman, “Salt tolerance, salt accumulation, and ionic homeostasis in an epidermal bladder-cell-less mutant of the common ice plant Mesembryanthemum crystallinum,Journal of Experimental Botany, vol. 58, no. 8, pp. 1957-1967, 2007.

[8] S. Agarie, A. Kawaguchi, A. Kodera, H. Sunagawa, H. Kojima, A. Nose, and T. Nakahara, “Potential of the common ice plant, Mesembryanthemum crystallinum as a new high-functional food as evaluated by polyol accumulation,” Plant Production Science, vol. 12, no. 1, pp. 37-46, 2009.

[9] T. Weeplian, T. B. Yen, and Y. S. Ho, “Growth, development, and chemical constituents of edible ice plant (Mesembryanthemum crystallinum L.) produced under combinations of light-emitting diode lights,” HortScience, vol. 53, no. 6, pp. 865-874, 2018.

[10] G. Atzori, A. C. De Vos, M. Van Rijsselberghe, P. Vignolini, J. Rozema, S. Mancuso, and P. M. Van Bodegom, “Effects of increased seawater salinity irrigation on growth and quality of the edible halophyte Mesembryanthemum crystallinum L. under field conditions,” Agricultural Water Management, vol. 187, pp. 37-46, 2017.

[11] M. K. Cha, J. S. Kim, and Y. Y. Cho, “Growth model of common ice plant (Mesembryanthemum crystallinum L.) using expolinear functions in a closed-type plant production system,” Horticultural Science & Technology, vol. 32, no. 4, pp. 493-498, 2014.

[12] W. B. Herppich, S. Huyskens-Keil, and M. Schreiner, “Effects of saline irrigation on growth, physiology and quality of Mesembryanthemum crystallinum L., a rare vegetable crop,” Journal of Applied Botany and Food Quality, vol. 82, no. 1, pp. 47-54, 2008.

[13] M. V. Nguyen, H. V. La, and P. X. Ong, Methods in plant physiology. Vietnam National University Press, Ha Noi, 2013.

[14] E. Klados and N. Tzortzakis, “Effects of substrate and salinity in hydroponically grown Cichorium spinosum,Journal of Soil Science and Plant Nutrition, vol. 14, no. 1, pp. 211-222, 2014.

[15] G. Atzori, A. C. De Vos, M. Van Rijsselberghe, P. Vignolini, J. Rozema, S. Mancuso, and P. M. B. Van, “Effects of increased seawater salinity irrigation on growth and quality of the edible halophyte Mesembryanthemum crystallinum L . under field conditions,” Agricultural Water Management, vol. 187, pp. 37-46, 2017.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5876

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved