PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CHỊU NHIỆT TỪ NGUỒN LÊN MEN TỰ NHIÊN | Chí | TNU Journal of Science and Technology

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CHỊU NHIỆT TỪ NGUỒN LÊN MEN TỰ NHIÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 13/06/22                Ngày hoàn thiện: 20/07/22                Ngày đăng: 20/07/22

Các tác giả

1. Trần Văn Chí Email to author, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2. Lưu Hồng Sơn, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
3. Phạm Thị Tuyết Mai, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
4. Đinh Thị Kim Hoa, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
5. Trần Lâm Oanh, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Với mục tiêu tuyển chọn được chủng vi khuẩn lactic có khả năng chịu nhiệt tốt, nghiên cứu đã phân lập được 6 chủng vi khuẩn lactic từ nguồn lên men chua tự nhiên. Từ đó tuyển chọn được 1 chủng có hoạt tính lên men sinh axít lactic cao nhất, đồng thời có khả năng chịu nhiệt độ tốt nhất. Theo đó, chủng vi khuẩn tuyển chọn sau khi được lên men trong môi trường MRS trong 36 giờ ở 47oC cho hàm lượng axít lactic sinh ra 1,75 mg/ml. Bên cạnh đó, chủng tuyển chọn còn có khả năng phát triển ở 51oC. Đã định danh đến loài chủng vi khuẩn được tuyển chọn dựa vào kết quả so sánh trình tự gen 16Sr RNA, tỷ lệ tương đồng với loài Lactiplantibacillus pentosus là 100%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nếu nuôi cấy trong môi trường MRS thì đường cong sinh trưởng của chủng Lactiplantibacillus pentosus được chia thành 4 pha: Pha bắt đầu (0-3) giờ, pha sinh trưởng [3-27) giờ, pha cân bằng từ [27-33] giờ, pha suy vong sau 33 giờ nuôi. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng góp phần đa dạng hóa nguồn giống tốt phục vụ sản xuất axít lactic cũng như trong sản xuất thực phẩm lên men.

Từ khóa


Vi khuẩn; Acid Lactic; Lên men; Phân lập; Tuyển chọn

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] S. P. Chahal, Lactic acid. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Widnes: Croda Colloids Ltd, 2000.

[2] J. D. De Man, M. Rogosa, and M. E. Sharpe, “A Medium for the Cultivation of Lactobacilli,” The Journal of Applied Bacteriology, vol. 23, pp. 130-135, 1960.

[3] J. J. Doyle and J. L. Doyle, “Isolation of plant DNA from fresh tissue,” Focus, vol. 12, p. 13, 1990.

[4] J. C. Jenkins, The Humanure Handbook: A guide to Composting Human Manure. Inc.; 3rd edition, 2005.

[5] A. Lars and A. Siv, Lactic acid bacteria. Applied Microbial Systermatics, Springer, Dordrecht, pp. 367-388, 2000.

[6] T. P. D. Ngo, H. D. L. Bui, N. P. T. Hoang, N. T. Nguyen, and X. P. Huynh, "Selection of heat-resistant lactic acid bacteria and their application in lactic acid production," Journal of Science and Technology - Vietnamese technology, vol. 14, no. 3B, pp. 58-64, 2017.

[7] T. T. N.Truong, T. M. T. Le, N. H. Tran, T. M. T.Nguyen, H. A. Mai, N. T. Nguyen, H. D. L. Bui, X. P. Huynh, “Isolation and selection of lactic acid bacteria and their application in the fermentation of fermented rice straw mushroom (Volvariella volvacea),” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 01, pp. 3-10, 2020.

[8] H. D. L. Bui, X. P. Huynh, N. T. Nguyen, and T. P. D. Ngo, “Isolation and selection of heat-resistant lactic acid bacteria from agricultural by-products,” Science Journal of Dong Thap University, no. 31 pp. 91-97, 2018.

[9] L. T. Tran, Microbiological analysis in water, food and cosmetics. Education publisher, 2007.

[10] V. K. Tran, Selection of suitable lactic acid bacteria strains for high quality probiotics. University of Natural Sciences, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, 2007.

[11] T. L. Dao, T. A. D. Nguyen, T. K. Q. Nguyen, T. L. Q. Tran, and V. H. Duong, “Isolation and selection of lactic acid bacteria used in the processing and preservation of forage and agricultural by-products for ruminants,” Genetics and Applications – Journal of Biotechnology, no. 6, pp. 1-6, 2010.

[12] V. C. Duong and H. T. Nguyen, Textbook of principles of genetic engineering. Hanoi Agricultural Publishing House, 2017.

[13] L. D. Nguyen, X. L. Doan, P. T. Nguyen, and V. T. Pham, Some research methods of microbiology, volume 1. Hanoi Science and Technology Publishing House, 1972.

[14] D. L. Nguyen, Microbiological technology, volume 2 – Industrial Microbiology, National University Press, Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh, 2014.

[15] N. T. T. Le and M. N. Pham, “Isolation and investigation of factors affecting the ability to produce antibacterial compounds of Lactobacillus plantarum,” Biology Journal, vol. 36, no. 1, pp. 97-106, 2014.

[16] T. P. D. Ngo, T. Y. L. Huynh, and X. P. Huynh, "Isolation and selection of lactic acid bacteria capable of producing antibacterial substances," Journal of Science - Can Tho University, vol. 19a, pp. 176- 184, 2011.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6160

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved