SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ ƯU THẾ LAI CỦA CÁC TỔ HỢP LAI KHÁC NHAU GIỮA 3 GIỐNG LỢN DUROC, PIÉTRAIN, LANDRACE | Bình | TNU Journal of Science and Technology

SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ ƯU THẾ LAI CỦA CÁC TỔ HỢP LAI KHÁC NHAU GIỮA 3 GIỐNG LỢN DUROC, PIÉTRAIN, LANDRACE

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 26/06/22                Ngày hoàn thiện: 22/08/22                Ngày đăng: 23/08/22

Các tác giả

1. Nguyễn Văn Bình Email to author, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên
2. Đinh Ngọc Bách, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của con giống là rất quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của chúng. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích sự biến động của ưu thế lai về một số tính trạng sản xuất của các tổ hợp lai giữa 3 giống lợn Duroc, Piétrain, Landrace để chọn ra các tổ hợp lai tốt nhất đưa vào sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện trên 767 cá thể của 3 giống Duroc, Piétrain, Landrace và 528 cá thể của 04 tổ hợp lai giữa chúng với công thức lai khác nhau. Các tính trạng nghiên cứu là: Tăng khối lượng, dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ nạc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ưu thế lai tốt nhất ở tổ hợp lai F1 – lai thuận giữa các cặp Duroc x Piétrain, Duroc x Landrace và Piétrain x Landrace về cả 4 tính trạng. Đặc biệt, ưu thế lai về tăng khối lượng cao nhất ở tổ hợp lai Duroc x Piétrain (1,06%), thấp nhất ở tổ hợp lai Piétrain x Landrace (0,35%); Nhưng ưu thế lai về tỷ lệ nạc lại cao nhất ở tổ hợp lai Piétrain x Landrace (2,47%) và thấp nhất ở tổ hợp lai Duroc x Piétrain (0,38%); Các tính trạng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc có ưu thế lai >0, trái lại các tính trạng dày mỡ lưng và tiêu tốn thức ăn có ưu thế lai <0. Đây là lợi điểm quan trọng trong lai tạo để tạo ra các giống lợn sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc cao nhưng lại tiêu tốn thức ăn thấp.

Từ khóa


Ưu thế lai; Tăng khối lượng; Dày mỡ lưng; Tiêu tốn thức ăn; Tỷ lệ nạc

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] J. P. Bidanel, J. C. Caritez, J. Flenry, J. Gruand, and C. Legault. “Studies on the use of Meishan pigs in crossbreeding. 2. Estimation of crossbreeding parameters for growth traits,” 21 es Journess de la recherche Procine en France, Paris, France; Institut Technique du Proc, vol. 62, pp. 353-360, 1990.

[2] C. P. McPhee, “Performance testing and selection for efficient lean growth manipulating pig,” PioDction II. Pioceedings of the Biennial Conference of the Australasian Pig Science Association (APSA) held in Albury, NSW on November 27 – 29, 1989, pp. 225-228.

[3] T. J. Baas and L. L. Christian, “Heterosis and recombination effects in Hampshire and Landrace Swine. II. Performance and carcass traits,” J. Anim. Sci., vol. 70, no. 1, pp. 99-105, 1992.

[4] H. T. Nguyen, T. V. Nguyen, V. G. Doan, and N. H. Nguyen, “Genetic potential of some productive characteristics on pure breed of Yorkshire, Landrace and Duroc in Southern provinces,” Journal of Agri. and Rural development, no. 21, pp. 48-50, 2006.

[5] V. T. Nguyen, Research to select and create some of typical pig line and make up efficient cross-bred program fit with different rearing conditions, (in Vietnamese), Acceptance report for scientific research project, Southern Science and Technique Institute of Agriculture, December 2010.

[6] T. H. Nguyen, H. V. Tran, T. T. Pham, H. V. Nguyen, and Q. V. Nguyen, “Body gain, black fat thick layer and feed transformation of terminal combination cross-bred boar between Duroc and Landrace,” (in Vietnamese), Journal of Animal Science and Technology, no. 03, pp. 16-21, 2015.

[7] H. T. Nguyen, T. V. Nguyen, V. G. Doan, T. H. Le, and P. D. Le, “Effect of genotype and environment interaction on chracteristic of growth and back fat thick layer of Yorkshire and Landrace,” Journal of Animal Science and Technology, no. 07, pp. 10-13, 2010.

[8] Vietnam Quality Standards Institute, Animal feedding stuffs – Copound for pigs, (in Vietnamese), Standard Number: TCVN:1547-2007, ICS: 86.120, Decision number: 729/QD-BKHCN on May 08, 2007, pp. 8-25.

[9] NSIF, “Guidelines for uniform swine improvement programs,” 2002. [Online]. Available: http://mark.acsci.ncsu.edu/nsif/guidel/guidlines.htp. [Accessed June, 2020].

[10] S. Hermesch, B. G. Luxford, and H. U. Graser, “Genetic parameters for lean meat yield, meat quality, reproduction and feed efficiency traits for Australian pigs. 2. Genetic relationships between production, carcase and meat quality traits,” Livest. Prod. Sci., vol. 65, pp. 249-259, 2000.

[11] P. Chen, J. W. Mabry, and T. J. Baas, Genetic Parameters for Lean Growth Rate and Its Components in U.S. Landrace Pigs, Breeding/Physiology, Iowa State University, 2001, pp. 80-82.

[12] J. P. Bidanel, M. Bonneau, A. Pointillart, J. Gruand, J. Mourot, and I. Demade, “Effects of exogenous porcine somatotropin (pST) administration on growth performance, carcass traits, and pork meat quality of Meishan, Piétrain, and crossbred gilts,” Journal of Animal Science, vol. 69, pp. 3511-3522, 1991.

[13] V. P. Kovalenko and V. I. Yaremenko, “The inheritance of traits in crossbreeding of pigs,” Zootekhniya, vol. 3, pp. 26-28, 1990.

[14]. G. Bittante, L. Gallo, and P. Montobbio, “Estimated breed additive effects and direct heterosis for growth and carcass traits of heavy pigs,” Livestock production science, vol. 34, no. 1-2, pp. 110-114, 1993.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6212

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved