ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM PHÓNG XẠ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT - SINH | Mai | TNU Journal of Science and Technology

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM PHÓNG XẠ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT - SINH

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 05/03/18

Các tác giả

Ngô Trà Mai Email to author, Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt


Xử lý nước thải (XLNT) bệnh viện đã được nghiên cứu tại nhiều công trình, đề tài trong nước và quốc tế. Tuy nhiên đối với nước thải nhiễm phóng xạ từ quá trình xạ trị tại khoa u bướu hầu như chưa được đề cập. Loại nước thải này tuy có lưu lượng không lớn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro sự cố với môi trường. Nội dung bài báo là đề xuất công nghệ XLNT nhiễm phóng xạ thông qua việc tách riêng nguồn thải và xử lý bằng biện pháp bán rã căn cứ theo phân loại của cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Thuốc sử dụng tại khoa ung bướu của Bệnh viện Việt - Sinh là Floodoxyglucose thường gọi tắt là18F - FDG, là một dược phẩm phóng xạ được sử dụng trong điều trị ung thư. Căn cứ vào thành phần và tính chất của 18F - FDG tính toán được thời gian bán rã của hợp chất là 120 phút, kết hợp với số liệu về lượng nguồn thải tại khoa u bướu là 3,6m3/ngày để đề xuất biện pháp xử lý. Thiết kế 02 bể xử lý có dung tích lần lượt là 5m3 và 108m3 được xây tại tầng hầm của Bệnh viện Việt - Sinh. Kết cấu 02 bể bằng bê tông cốt thép, phía trong và đáy bể được ốp tấm chì dày 1,5 mm. Đối với bể 108 m3, chia làm 04 ngăn, tại mỗi ngăn có thời gian lưu chứa nước từ 5-7 ngày đảm bảo toàn bộ hàm lượng phóng xạ có trong nước thải đã được bán rã hoàn toàn trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT chung của Bệnh viện.


Từ khóa


bệnh viện, ung thư, xử lý nước thải, phóng xạ, bán rã

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved