ÁP DỤNG ỨNG DỤNG QUILLBOT NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG TÁI DIỄN ĐẠT TRONG VIẾT BÀI LUẬN HỌC THUẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH, TRƯỜNG NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN | Hiếu | TNU Journal of Science and Technology

ÁP DỤNG ỨNG DỤNG QUILLBOT NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG TÁI DIỄN ĐẠT TRONG VIẾT BÀI LUẬN HỌC THUẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH, TRƯỜNG NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 18/10/22                Ngày hoàn thiện: 31/10/22                Ngày đăng: 31/10/22

Các tác giả

1. Bùi Văn Hiếu Email to author, Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên
2. Hoàng Mai Huy, Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên
3. Cù Thị Thanh Hằng, Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá về hiệu quả của Quillbot trong việc nâng cao năng lực viết luận học thuật của sinh viên và thái độ của sinh viên đối với ứng dụng này. Về công cụ tái diễn đạt, Quillbot sử dụng nhiều biện pháp hiệu quả để tái diễn đạt văn bản, bao gồm: sử dụng từ đồng nghĩa, thay đổi loại từ, sửa đổi cấu trúc và thay đổi thứ tự từ trong câu. Các mẫu cho nghiên cứu là 20 sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh năm thứ ba. Phương pháp nghiên cứu hành động và sự kết hợp giữa kiểm tra trước và sau với bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Đầu tiên, có bài kiểm tra dành cho sinh viên trước và sau mười tuần áp dụng để đánh giá khả năng viết của họ. Sau đó, một bảng câu hỏi đã được đưa ra để điều tra thái độ của họ đối với các khía cạnh khác nhau trong thời gian họ sử dụng Quillbot. Kết quả sơ bộ cho thấy Quillbot đã giúp những người tham gia nghiên cứu xây dựng vốn từ vựng và trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả, đồng thời sinh viên đã thể hiện thái độ hoan nghênh ứng dụng này. Kết quả của nghiên cứu này sẽ có lợi cho các giảng viên trong việc thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để hỗ trợ sinh viên cải thiện khả năng viết tiếng Anh của họ.

Từ khóa


Văn học thuật; Quillbot; Tái diễn đạt; ICT; Đoạn văn

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1] T. N. Fitria, “Error analysis found in students’ writing composition in simple past tense of recount text,” Academic Journal of English Language and Education, vol. 4, no. 2, pp. 141-160, 2020, doi: 10.29240/ef.v4i2.1154.

[2] B. Khrismawan, U. Widiati, and Khrismawan, “Students' perceptions about paraphrasing and their cognitive processes in paraphrasing,” TEFLIN Journal, vol. 24, no. 2, pp. 135-156, 2013.

[3] D. N. Chi and X. N. C. M. Nguyen, “Paraphrasing in academic: A case study of Vietnamese learners of English,” Journal of Language Education in Asia, vol. 8, no. 1, pp. 9-24, 2017, doi: 10.5746/LEiA/17/V8/I1/A02/Na_Mai.

[4] J. C. Richards and R. W. Schmidt, Longman dictionary of language teaching and applied linguistics. Harlow, UK: Pearson Education, 2010.

[5] S. Bailey, Academic writing - A handbook for international students- the third edition. London and New York: Routledge, 2011.

[6] N. Chomsky, Language and mind. Cambridge University Press, 2006.

[7] C. Keck, “The use of paraphrase in summary writing: A comparison of L1 and L2 writers,” Journal of Second Language Writing, vol. 15, no. 4, pp. 261-278, 2006, doi: 10.1016/j.jslw.2006.09.006.

[8] C. Keck, “Copying, paraphrasing, and academic writing development: A reexamination of L1 and L2 summarization practices,” Journal of Second Language Writing, vol. 25, pp. 4-22, 2014, doi: 10.1016/j.jslw.2014.05.005.

[9] S. Bailey, Academic Writing- A Handbook for International Students. London,UK Routledge, 2004.

[10] A. Hirvela and Q. Du, “'Why am I paraphrasing?': Undergraduate ESL writers' engagement with source-based academic writing and reading,” Journal of English for Academic Purposes, vol. 12, no. 2, pp. 87-98, 2013, doi: 10.1016/j.jeap.2012.11.005.

[11] S. Bailey, Academic writing - A handbook for international students. London, UK: Routledge-2006.

[12] K. S. Folse, Tison Pugh - Great Writing 5 from Great Essays to Research (Great writing, Fifth edition), National Geographic Learning, 2019.

[13] E. Van Geyte, Writing - Learn to write better academic essay (Collins English for Academic Purposes). Collins UK, HarperCollins, 2013.

[14] A. Oshima and A. Hogue, Writing Academic English, Fourth Edition (The Longman Academic Writing Series), Level 4. Pearson Longman (edition 4th), 2006.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6717

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved