ÁP DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 (PHẦN PHÁP LUẬT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH | An | TNU Journal of Science and Technology

ÁP DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 (PHẦN PHÁP LUẬT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 29/08/23                Ngày hoàn thiện: 02/12/23                Ngày đăng: 02/12/23

Các tác giả

Lê Nguyễn Vân An Email to author, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt


“Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) là một trong những mô hình dạy học đang được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Với khả năng tạo ra được một môi trường học tập linh hoạt và uyển chuyển, giúp người học được rèn luyện các kĩ năng, tư duy phản biện, từ đó đề ra được các phương án giải quyết vấn đề học tập một cách sáng tạo, mô hình này có thể đáp ứng được hướng tiếp cận đánh giá năng lực trong chương trình phổ thông ở nước ta hiện nay. Thông qua việc phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình lớp học đảo ngược, bài viết tập trung làm rõ ưu, nhược điểm và vai trò của mô hình này trong việc phát triển tư duy người học. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quy trình cụ thể nhằm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong việc dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật và minh hoạ bằng kế hoạch dạy học một bài học cụ thể thuộc chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (phần Pháp luật).

Từ khóa


Lớp học đảo ngược; Dạy học tích cực; Giáo dục kinh tế và pháp luật 11; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tiếp cận phẩm chất năng lực

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Central Committee, Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013 on fundamental and comprehensive renovation of education and training, meeting the requirements of industrialization and modernization in the country conditions of socialist-oriented market economy and international integration, 2013.

[2] M. J. Lage, G. J. Platt, and Treglia, “Inverting the classroom: A gateway to creating an inclusive learning environment,” The Journal of Economic Education, vol. 31, no. 1, pp. 30-43, 2000.

[3] D. B. Marks, “Flipping the Classroom: Turning an Instructional Methods Course Upside Down,” Journal of College Teaching and Learning, vol. 12, no. 4, pp. 241-248, 2015.

[4] J. L. Bishop and M. A. Verleger, “The flipped classroom: A survey of the research,” Proceedings of the 120th ASEE National Conference, vol. 30, pp. 1-18, 2013.

[5] T. T. Ngo and T. D. Nguyen, “Research using flipped classroom model - Challenges and applicability,” Journal of Science – Ha Noi University of Education, vol. 60, pp. 85-92, 2015.

[6] T. T. N. Vo, “Project teaching process according to the model of "Reversed classroom" for students of the faculty of informatics pedagogy, Pham Van Dong University,” Vietnam Journal of Education, vol. 451, pp. 24-27, 2015.

[7] N. T. Nguyen, T. H. Bui, and T. N. Tran, “Teaching general chemical model "inverse class" target to develop creative and problem solving capacity for students of Technical Universities,” Vietnam Journal of Education, vol. 488, pp. 18-23, 2020.

[8] M. T. Pham, “Applying the flipped classroom model towards capacity development in teaching Civic Education 11 at the Practical High School - Ho Chi Minh City University of Education,” Grassroots-level scientific research project, Ho Chi Minh City University of Education, 2019.

[9] N. T. Nguyen, T. H. Bui, and T. N. Tran, “Design a framework to assess students' creativity and problem-solving ability through teaching under the model of "reversed classroom" of general chemistry at Technical Universities,” Journal of Science – Ha Noi University of Education, vol. 65, no. 1, pp. 204-214, 2020.

[10] E. Care and P. Griffin, “An approach to assessment of collabrrative problem solving Research and Practive in Technology Enhanced Learning,” Research and Practice in Technology Enhanced Learning, vol. 9, no. 3, pp. 367-388, 2014.

[11] B. Meier and V. C. Nguyen, Modern teaching theory. University of Education Publisher, Hanoi, 2015.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8648

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved