VẺ ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỜI HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN | Thu | TNU Journal of Science and Technology

VẺ ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỜI HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 16/09/23                Ngày hoàn thiện: 10/11/23                Ngày đăng: 10/11/23

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Minh Thu Email to author, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
2. Trần Thị Quỳnh Vương, Trường THPT Bình Yên, Định Hóa, Thái Nguyên

Tóm tắt


Hát Sấng cọ có thể được coi là linh hồn của người Sán Chay, là hình thức diễn xướng đặc trưng không thể trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác. Loại hình dân ca này đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể tại Phú Lương. Nhiều công trình nghiên cứu về Sấng cọ cũng được công bố, tuy nhiên, sự giao thoa, gắn bó giữa văn hoá cộng đồng dân tộc Sán Chay với hát Sấng cọ vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điền dã văn học, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm làm rõ mối quan hệ giữa loại hình Sấng cọ với văn hoá, đặc biệt là vẻ đẹp văn hóa trong lời hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay ở Định Hóa. Kết quả cho thấy hát Sấng cọ chính là phương tiện phản ánh lối ứng xử, tình yêu và mối quan hệ trong gia đình, dòng tộc trong văn hóa người Sán Chay. Trên cơ sở đó, bài viết khẳng định được mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời giữa hát Sấng cọ và văn hóa cộng đồng của dân tộc Sán Chay tại Định Hóa, Thái Nguyên.

Từ khóa


Vẻ đẹp; Văn hóa; Hát Sấng cọ; Dân tộc Sán Chay; Định Hóa

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Q. Lam, Xinh ca Cao Lan, first night of singing. National Culture Publishing House, 2003.

[2] G. L. Hoang, Cao Lan epic, vol. 1, Vinh Phuc Literature and Arts Association, 2020.

[3] T. P. T. Pham and T. N. A. Ngo, “Sinh Ca - a guide to a happy couple,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 84, no. 8, pp. 3-7, 2011.

[4] T. P. T. Pham, "Cosmology of the San Chi people through Sinh Ca," Journal of Intangible Cultural Heritage, vol. 58, no. 1, pp. 79-81, 2017.

[5] T. M. T. Nguyen, "Sang co singing of the San Chay in Phu Luong, Thai Nguyen with the issue of teaching the local educational program for grade 6," TNU Journal of Science and Technology, vol. 227, no. 06, pp. 97-102, 2022.

[6] T. L. Trieu, “There is a supernatural dimension in the Sinh ca,” 2022. [Online]. Available: https://vannghethainguyen.vn/co-mot-khong-gian-sieu-nhien-trong-sinh-ca-p39058.html. [Accessed September 10, 2023].

[7] V. Anh, “Decoding the symbol of Birds – fish – flowers in the "Xang co" of the San Chay people in Thai Nguyen province,” Thai Nguyen Art Magazine, no. 3, pp. 30-31, 2023.

[8] Q. B. Hoang, “Cultural life of the San Chay people in Dinh Hoa, Thai Nguyen,” Master's thesis, Thai Nguyen University of Education, 2013.

[9] T. M. Q. Nguyen, "Vi Luu Tam singing in Tuc Tranh, Phu Luong, Thai Nguyen," Master thesis, Thai Nguyen University of Education, 2013.

[10] H. Q. To, “Learn about the Soong co singing festival of the San Chay ethnic group in Binh Lieu, Quang Ninh,” Music Graduation Thesis, Hanoi University of Culture, 2013.

[11] Q. C. Nong, “Deeply exploiting ethnic minority folk songs,” Journal of Literary Studies, no. 1, pp. 81-87, 1967.

[12] D. Chien, “Preserve and promote the traditional culture of ethnic minorities in association with tourism development,” Art and Culture Magazine, no. 450, pp. 62-64, January 2021.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8765

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved