ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM – HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG | Quý | TNU Journal of Science and Technology

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM – HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 31/10/17

Các tác giả

1. Vũ Thị Quý Email to author, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2. Chu Văn Trung, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu được thực nghiệm trên địa bàn xã Thượng Lâm đã đem lại hiệu quả tốt. Các thí nghiệm mà chúng tôi tiến hành trong nghiên cứu này nhằm xác định loại rác, phương pháp bố trí bể rác và tỉ lệ giun trong việc xử lý rác thải sinh hoạt của giun đỏ (Perionyx excavatus). Các thí nghiệm được thực hiện đúng kỹ thuật, thực hiện 2 lần nhắc lại để kiểm chứng kết quả từ đó đưa ra kết luận cho mỗi trường hợp. Kết quả cho thấy, rác thải hữu cơ có thành phần cellulose được xử lý với hiệu suất cao nhất (3 ngày/2 kg rác thải), kỹ thuật phân lớp rác thải đạt hiệu quả cao nhất với 08 ngày/03 kg rác. Giun đỏ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong môi trường rác thải có chứa thành phần cellulose và tạo ra lượng bùn trong môi trường này là cao nhất với 118 g/20 ngày, lượng bùn tạo thành trong 20 ngày là 2,5 kg/3 kg rác thải. Kết quả còn chỉ ra với lượng giun khác nhau thì hiệu quả xử lý cũng khác nhau. Cụ thể là: Lượng giun càng lớn thời gian xử lý rác thải hữu cơ càng nhanh (6 ngày/400 g giun/3 kg rác thải).


Từ khóa


Giun đỏ, Thượng Lâm, rác thải hữu cơ, xử lý, cellulose

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved