ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC MỘT SỐ NGUỒN GEN GIỐNG SẮN THU THẬP NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN | Ngoạn | TNU Journal of Science and Technology

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC MỘT SỐ NGUỒN GEN GIỐNG SẮN THU THẬP NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 31/07/17

Các tác giả

1. Trần Ngọc Ngoạn Email to author, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Viết Hưng, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
3. Luân Thị Đẹp, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
4. Hoàng Kim Diệu, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
5. Hà Việt Long, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
6. Phạm Quốc Toán, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Thí nghiệm được tiến hành với 20 mẫu giống sắn thuộc 8 nhóm (sắn ta, sắn xanh, sắn đỏ, sắn trắng, sắn cao sản, sắn lá tre, sắn ăn và sắn lai). Trong đó 6 giống thu thập từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ, các mẫu giống còn lại thu thập tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Các mẫu giống sắn có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất củ tươi dao động từ 8,60 - 41,4 tấn/ha, năng suất củ khô từ 3,10 - 15,21 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống SCSAN 1 và SLTRE 3 có năng suất củ tươi và năng suất củ khô cao (NSCT: 31,83 - 41,40 tấn/ha; NSCK: 13,00 - 15,21 tấn/ha). Năng suất tinh bột biến động từ 2,80 - 10,35 tấn/ha. Trong đó các giống SCSAN 1, SLTRE 3 và MOZAMBICHT có NSTB đạt > 9 tấn/ha (9,40 - 10,35 tấn/ha).


Từ khóa


Cây sắn, chất lượng, nguồn gen, năng suất, Thái Nguyên.

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved