ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG QUI ĐỊNH GỖ HỢP PHÁP CẤP HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH HÒA BÌNH
Thông tin bài báo
Ngày đăng: 31/07/17Tóm tắt
Nghiên cứu này đã xác định hiện trạng ban đầu về đáp ứng qui định gỗ hợp pháp tại tỉnh Hòa Bình của 2 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong chuỗi cung gỗ:(1) nhóm hộ trồng và khai thác gỗ: 94% số hộ cho biết khai thác gỗ cần có hồ sơ khai thác; 76% số hộ biết cần có quyền sử dụng đất; 28% số hộ biết cần có bảng kê lâm sản; 18% nói rằng cần có hóa đơn giá trị gia tăng; 24% hộ khai thác nói có biên bản xác nhận dấu búa kiểm lâm đối với gỗ tự nhiên, gỗ quí hiếm theo quy định;số hộ lưu giữ hồ sơ khai thác là rất thấp (28%); và (2) nhóm hộ chế biến gỗ: Các hộ tham gia học tập về quy định vận chuyển mua bán gỗ chỉ có 14% (7 hộ), quy định về trồng, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng chỉ có 2-4%, chưa hộ nào được tham gia tập huấn, hội thảo về FLEGT/VPA; có 20% số hộ chưa có giấy phép kinh doanh theo quy định; 34% số hộ đáp ứng được các quy định về phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động; 38% số hộ có/giữ sổ theo dõi xuất nhập lâm sản; năm 2015, chỉ có 28% (14 hộ) lưu giữ hồ sơ mua bán gỗ. Có thể thấy rằng mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn gỗ hợp pháp của nhóm trồng và chế biến gỗ theo qui định của Hiệp định VPA là rất thấp.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFCác bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu