XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN TRONG LÁ CHÙM NGÂY (Moringa oleifera) BẰNG QUANG PHỔ UV
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 13/08/19                Ngày hoàn thiện: 18/10/19                Ngày đăng: 21/10/19Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chùm ngây còn có nhiều tác dụng sinh học quý, các hợp chất polyphenol đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động có hại của stress oxy hóa. Do đó, cần xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong lá chùm ngây bằng quang phổ UV-VIS nhằm kiểm soát chất lượng của lá chùm ngây. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá chùm ngây thu hái tại thành phố Huế. Định lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp đo quang dựa trên phản ứng tạo màu với thuốc thử Folin-Ciocalteu, thẩm định phương pháp định lượng theo hướng dẫn của AOAC. Kết quả: Xây dựng phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong lá chùm ngây phù hợp với hệ thống quang phổ UV-VIS, đảm bảo tính đặc hiệu chọn lọc, độ đúng cao với tỷ lệ % chất chuẩn tìm lại từ 98,79% - 101,93%, trung bình 99,85% và RSD = 1,22% và độ chính xác cao. Hàm lượng polyphenol toàn phần của lá chùm ngây được xác định bằng phương pháp đã xây dựng là 23,2983 ± 0,2009 mg/g tính theo acid gallic (theo dược liệu khô tuyệt đối). Kết luận: đã xây dựng và thẩm định được phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong lá chùm ngây bằng quang phổ UV-VIS.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. Anwar F. Latif S. Ashraf M. Gilani A. H., “Moringa oleifera: a food plant with multiple medicinal use”, Phytother Res, Vol. 21, pp.17-25, 2007.
[2]. Phí Thị Cẩm Miện, Trần Văn Thái, Đồng Huy Giới, Bùi Thị Thu Hương, Đỗ Thị Thảo, “Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết chùm ngây (Moringa oleifera) trên chuột gây tổn “thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4)””, Vietnam J. Agri. Sci., T. 15, S. 2, tr. 225-233, 2017.
[3]. Johnson, “Clinical perspectives on the health effects of Moringa oleifera: a promising adjunct of balance nutrition and better health”, KOS health Publication, pp. 1-5, 2005.
[4]. ISO 14502-1, Determination of substances characteristic of green and black tea. Part 1: content of total polyphenols in tea. Colorimetric method using Folin-Ciocalteu reagent, 2005.
[5]. AOAC Internation, Appendix K: Guidelines for Dietary Supplements and Botanicals, 2013.
[6]. Carl H. Beckman, “phenolic- storing cells: keys to programmed cell death and periderm formation in wilt disease resistance and in general defence responses in plants?”, Physiological and mocular plant pathology, Vol. 57, No.3, pp.101-110, 2000.
[7]. Graf BA, Milbury PE, Blumberg JB, “Flavonols, flavones, flavanones, and human health: epidemiologycal evidence”, J. Med. Food, Vol. 8, No. 3, pp. 281-290, 2005.
[8]. Arts IC, Hollman PC, “Polyphenols and disease risk in epidemiologic studies”, Am. J. Clin. Nutr., Vol. 81, pp. 317-325, 2005.
[9]. Moyo B., Oyedemi S., Masika P. J., Muchenje V., “Polyphenolic content and antioxidant properties of Moringa oleifera leaf extracts and enzymatic activity of liver from goats supplemented with Moringa oleifera leaves/ sunflower seed cake”, Meat Sci., Vol. 91, No.4, pp. 441-447, 2012.
[10]. Slinkard Karen, Singleton Vernon L., “Total phenol analysis: automation and comparison with manual methods”, American Journal of Enology and Viticulture, Vol. 28, No. 1, pp. 49-55, 1977.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu