TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH | Anh | TNU Journal of Science and Technology

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 11/09/19                Ngày hoàn thiện: 19/10/19                Ngày đăng: 21/10/19

Các tác giả

1. Vũ Thị Vân Anh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
2. Nguyễn Thị Phương Lan Email to author, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
3. Nguyễn Thành Trung, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
4. Nguyễn Minh Hiệp, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi tại phòng khám Nội Nhi Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2018 - 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang ở 758 trẻ từ 0 đến 5 tuổi đến khám tại phòng khám Nội Nhi, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. Kết quả: T lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gày còm tương ứng là 11,0%, 11,1% và 13,7%. Nhóm trẻ nam có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao hơn so với nhóm trẻ nữ. Tỷ lệ trẻ SDD chung (hoặc thể nhẹ cân hoặc thể thấp còi hoặc thể còm còi hoặc kết hợp hai hoặc 3 thể) là 26,3%, trong đó tỷ lệ trẻ SDD kết hợp thể nhẹ cân và gày còm cao nhất chiếm 21,6%, kết hợp cả 3 thể chiếm 4%. Tỷ lệ thừa cân-béo phì (TC-BP) là 4,9%. Tỷ lệ SDD thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm trẻ được bú trong giờ đầu sau sinh; được ăn bổ sung sau 6 tháng; cân nặng trẻ lúc sinh bình thường; không mắc bệnh tiêu hóa và bệnh hô hấp trong 6 tháng gần đây. Kết luận: Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho bà mẹ về tầm quan trọng của chăm sóc thai kỳ, cho bú mẹ trong giờ đầu, cho ăn bổ sung đúng thời gian để làm giảm tỷ lệ SDD ở trẻ.


Từ khóa


trẻ dưới 5 tuổi, dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng, còm còi, nhẹ cân

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. Kim S., Lee E. H., and Yang H. R., “Current status of nutritional support for hospitalized children: a nationwide hospital-based survey in South Korea”, Nutr. Res. Pract, 12 (3), pp. 215-221, 2018.

[2]. WHO, World Health Statistics, World Health Organization, 177 pages, 2010.

[3]. Viện dinh dưỡng, http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/thuc-trang-suy-dinh-duong-tre-em-duoi-5-tuoi-hien-nay.html, 2018.

[4]. Tô Thị Hảo, “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ SDD tại phòng khám Dinh dưỡng”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 72 trang, 2011.

[5]. Giao Huynh, Ngoc Han T. Nguyen, Quang Thanh Do, and Van Khanh Tran, “Malnutrition among 6–59-Month-Old Children at District 2 Hospital, Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and Associated Factors”, BioMed Research International, Volume 2019, Article ID 6921312, pp. 8 -14, 2019.

[6]. Lê Thị Ngọc Trân, Văn Quang Tân, “Thực trạng dinh dưỡng bệnh nhân nhi từ 6 - 60 tháng tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, 27 (8), tr. 299-303, 2017.

[7]. Uma Devi Chhetri S. S., Prabha Mainali, “Nutritional Assessment of Under Five Children Attending Pediatric Clinic in a Tertiary Care Hospital in the Capital of Nepal”, J. Lumbini. Med. Coll, 5 (2), pp. 49-53, 2017.

[8]. Morteza Motedayen M. D., Fatemeh Sayehmiri, et al, “An Investigation of the Prevalence and Causes of Malnutrition in Iran: a Review Article and Meta-analysis”, Clin. Nutr. Res., 8 (2), pp. 101-118, 2019.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved