KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 17/01/20                Ngày hoàn thiện: 12/06/20                Ngày đăng: 22/06/20Tóm tắt
Nghiên cứu “Khảo sát các nguyên nhân đẻ khó trên chó tại bệnh xá thú y trường Đại học Cần Thơ” được thực hiện bằng phương pháp khám lâm sàng và cận lâm sàng (siêu âm hoặc X-Quang) nhằm khảo sát các nguyên nhân gây đẻ khó trên chó cái được mang đến khám và điều trị tại bệnh xá thú y Đại học Cần Thơ. Kết quả thu được qua thời gian khảo sát có 74 trường hợp đẻ khó trong tổng số 751 chó cái mang đến khám và điều trị chiếm tỷ lệ 9,85%. Trong đó, giống chó nội và chó ngoại có tỷ lệ đẻ khó tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là 9,52% và 10,15%. Những chó có tầm vóc nhỏ như Chihuahua, chó Fox và chó Cỏ chiếm tỷ lệ cao, những con chó còn lại như chó Nhật, chó Pup và chó Phú Quốc chiếm số lượng ít. Các yếu tố về độ tuổi, lứa đẻ và tình trạng dinh dưỡng của chó cái có liên quan đến đẻ khó và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được ghi nhận trong thời gian khảo sát là: hẹp xương chậu (22,97%), tiêm thuốc ngừa thai (21,62%), thai lớn (17,57%), cổ tử cung không mở (16,22%), sảy thai hoặc đẻ non (6,76%), rặn yếu (6,76%), tư thế thai bất thường (5,4%), vỡ tử cung (2,7%).
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. H. Seifert, M. Lupke, H. Niehaus, and A. Meyer-Lindenberg, “Radiation exposure of the pet owner during standardized X-ray diagnostic examinations of dogs and cats,” Berl. Munch. Tierarztl. Wochenschr., vol. 120, no. 5-6, pp. 251-259, 2007.
[2]. S. Schmidt, D. Schrag, and B. Giese, “Ultrasonic diagnosis in gynecology in small animals,” Tierarztl. Prax., vol. 14, no. 1, pp. 123-141, 1986.
[3]. T. T. T. Nguyen, T. D. Tran, and V. N. Nguyen, “Canine dystocia and treatments,” (in Vietnamese), Journal of Veterinary Sciences and Techniques, vol. 19, no. 4, pp. 44-48, 2014.
[4]. T. H. A. Vu, “A survey on canine dystocia and treatments in Petcare veterinary hospital,” (in Vietnamese), Master thesis, Nong Lam university, Ho Chi Minh city, 2007.
[5]. T. B. N. Huynh, “A survey on cases of dystocia in dogs and caesarean section results in Petcare veterinary hospital,” Veterinary graduation thesis, Nong Lam university, Ho Chi Minh city, 2008 (in Vietnamese).
[6]. V. T. Le, and T. K. V. Phan, “Application of ultrasound method for diagnosis of canine pyometritis and treatments,” (in Vietnamese), Journal of Veterinary Science and Technique, vol. 11, no. 2, pp. 23-30, 2004.
[7]. A. W. Darvelid, and C. Linde-Forsberg, “Dystocia in the bitch: A retrospective study of 182 cases,” J. Small. Anim. Pract., vol. 35, pp. 402-407, 1994.Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu