THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Y TẾ TUYẾN TỈNH TẠI THÁI BÌNH
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 15/10/20                Ngày hoàn thiện: 04/12/20                Ngày đăng: 09/12/20Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng phát sinh, thành phần và quản lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh Thái Bình. Khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn người cung cấp thông tin được thực hiện tại 10/10 bệnh viện. Kết quả cho thấy tổng lượng chất thải y tế của các cơ sở y tế tuyến tỉnh chiếm trên 50% tổng lượng chất thải y tế toàn tỉnh và tổng lượng chất thải y tế nguy hại của hệ thống cơ sở y tế tuyến tỉnh (156.077 kg/năm) chiếm 37,6% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của Thái Bình (414.959 kg/năm). Chất thải y tế gồm chất thải y tế thông thường chiếm 82,53%, chất thải y tế nguy hại chiếm 10,43% còn lại là chất thải tái chế (7,04%). Thành phần của chất thải y tế nguy hại gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn (70%), chất thải nguy hại khác (2,43%), thấp nhất là chất hàn răng amalgam. Tất cả các cơ sở y tế tuyến tỉnh đã thành lập Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn để xây dựng và triển khai các hoạt động quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên quá trình thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. T. H. Nguyen, and T. D. Do, "Evaluate the current status of hazardous medical waste management and propose solutions," Vietnam Environment Administration Magazine, vol. 10, pp. 12-14, 2017.
[2]. T. Ha, "Minimize medical waste - An effective solution to protect the environment in medical facilities," Vietnam Environment Administration Magazine, vol. 9, pp. 33-34, 2018.
[3]. WHO, “Health care waste,” 2018. [Online]. Available: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/health-care-waste. [Accessed October 10, 2020].
[4]. H. A. Le, and T. M. T. Mac, "Strengthen the management, collection and treatment of hazardous waste," Vietnam Environment Administration Magazine, vol. 2, pp. 17-19, 2019.
[5]. Thai Binh province, “Plan of Collection, transportation and treatment of hazardous medical wastes and hazardous wastes of the Waste Generators with the amount of hazardous waste generated less than 600kg/year in Thai Binh province”, 2018. [Online]. Available: https://thaibinh.gov.vn/danh-muc/quy-hoach-phat-trien/qh-thu-gom-tai-che-xu-ly-chat-thai/ke-hoach-thu-gom-van-chuyen-xu-ly-chat-thai-y-te-nguy-hai-va.html. [Accessed October 10, 2020].
[6]. Thai Binh Department of Natural Resources and Environment, Report on hazardous waste management in Thai Binh province, 2020.
[7]. National Institute of Occupational and Environmental Health, “Influence of Medical Waste on public health,” 2017. Available: http://nioeh.org.vn/tin-tuc/anh-huong-cua-chat-thai-y-te-den-suc-khoe-cua-nhan-vien-y-te-va-cong-dong. [Accessed October 10, 2020].
[8]. Ministry of Health and Ministry of Resources and Environment, Joint Circular No. 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT dated December 31, 2015 on medical hazardous waste management, 2015.
[9]. Ministry of Natural Resources and Environment, Circular number 36/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 on hazardous waste management, 2015.
[10]. Thai Binh Department of Natural Resources and Environment, List of waste source owner profiles at Thai Binh medical facilities, 2019.
[11]. Thai Binh Department of Natural Resources and Environment, Report on waste management in Thai Binh province 2019, 2019
[12]. Vietnam National Assembly, Vietnamese Environmental Law No. 55/2014/QH13 dated June 23, 2014.
[13]. Vietnam Government, Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and discarded materials, 2015.
[14]. Ministry of Health, Decision No. 43/2007/QĐ-BYT dated November 30, 2007 on Regulation of medical waste management, 2007.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu