THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ DỌA ĐẺ NON TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2017 | Tiến | TNU Journal of Science and Technology

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ DỌA ĐẺ NON TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2017

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 30/01/19

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Kim Tiến Email to author, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2. Nguyễn Thị Anh, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
3. Hoàng Quốc Huy, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Tóm tắt


Đẻ non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân thứ hai sau viêm phổi gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ đẻ non ở Việt Nam hiện nay vào khoảng từ 6,5% - 16%. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân dọa đẻ non và đánh giá kết quả điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các trường hợp bệnh án được chẩn đoán dọa đẻ non từ 22 tuần đến dưới 37 tuần, thai khỏe mạnh, cổ tử cung mở dưới 4 cm, màng ối còn nguyên vẹn và điều trị nội trú tại khoa Sản bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017.

Kết luận: Tỷ lệ dọa đẻ non chiếm 10,2% trong tổng số đẻ. Nospa và Salbutamol là 2 thuốc giảm co được sử dụng nhiều nhất. Sử dụng 1 thuốc giảm co đơn thuần được lựa chọn nhiều hơn chiếm 75,7% số bệnh nhân điều trị dọa đẻ non. Progesterone được sử dụng ở 28,9% bệnh nhân dọa đẻ non. Tỷ lệ điều trị dọa đẻ non thành công đạt 89,3%.

Từ khóa


Dọa đẻ non, Đẻ non, Đau bụng, Điều trị, giảm co.

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved