NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ DÈ DẶT, ÍT NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRONG GIỜ HỌC NÓI TIẾNG ANH | Ngân | TNU Journal of Science and Technology

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ DÈ DẶT, ÍT NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRONG GIỜ HỌC NÓI TIẾNG ANH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 09/03/22                Ngày hoàn thiện: 25/03/22                Ngày đăng: 25/03/22

Các tác giả

Phạm Thị Hoàng Ngân Email to author, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Tóm tắt


Học sinh được yêu cầu phải tích cực trong khi học tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng nói. Tuy nhiên, kĩ năng nói luôn được xem như là kĩ năng khó khăn nhất của hầu hết người học ở tất cả các cấp học, bao gồm cả sinh viên đại học bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nói tiếng Anh của sinh viên trong lớp. Vấn đề này được biết đến là dè dặt, ít nói. Đó là một hiện tượng phức tạp tồn tại trong các lớp học ngoại ngữ gây ra cảm giác thụ động cho học sinh và làm cho giáo viên thất vọng, chán nản. Vì thế, bài viết này nhằm mục đích xác định xem sinh viên có sẵn sàng nói tiếng Anh trong giờ học nói hay không và tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc dè dặt, ít nói của sinh viên. Tham gia nghiên cứu gồm năm giảng viên và 80 sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất thuộc hai nhóm trình độ đang theo học môn tiếng Anh tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tác giả đã sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát để thu thập số liệu. Kết quả cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến sự dè dặt, ít nói của sinh viên là do trình độ tiếng Anh thấp, tín ngưỡng văn hóa Việt Nam, tính cách cũng như động cơ học tập và những yếu tố khác như bài khó, học sinh thiếu từ vựng, thiếu sự chuẩn bị bài và lười biếng.

Từ khóa


Sự dè dặt ít nói; Sinh viên dè dặt ít nói; Bị động; Động lực; Giờ học nói

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1] M. Liu and J. Jackson, “Reticence in Chinese EFL students at varied proficiency levels,” TESL Canada Journal, vol. 26, no. 2, pp. 65-81, 2009.

[2] J. A. Keaten and L. Kelly, “Effectiveness of the Penn State program in changing beliefs associated with reticence,” Communication Education, vol. 49, pp. 134-145, 2000.

[3] T. Chen, “Reticence in class and on-line: two ESL students’ experiences with communicative language teaching,” System, vol. 25, pp. 347-360, 2003.

[4] H. Li and Y. Liu, “A brief study of reticence in ESL class,” Theory and Practice In Language Studies, vol. 1, no. 8, pp. 961-965, 2011.

[5] M. Liu, “Causes of reticence in EFL classrooms: A study with Chinese university Students,” Indonesian Journal of English Language Teaching, vol. 1, no. 2, pp. 220-236, 2005.

[6] M. Liu, W. Zhang, and Zh. Lu, “Reticence and anxiety in Chinese university ESP poetry class: A case study,” Journal of Language and Culture, vol. 2, no. 2, pp. 20-33, 2011.

[7] S. Donald, “Learning how to speak: Reticence in the ESL classroom,” ARECLS, vol. 7, pp. 41-58, 2010.

[8] W. Lee and S. Ng, “Reducing student reticence through teacher interaction strategy,” ELT Journal, vol. 64, no. 3, pp. 302-312, 2009.

[9] V. T. Le and H. L. P. Nguyen “Factors Causing Reticence for Non-English Majored Students in Speaking Performance,” International Journal of English Literature and Social Science, vol. 6, no. 2, pp. 271-286, 2021.

[10] G. Y. Iyong, S. Clarry, and B. Eusabinus, “The reason of students’ reticence in an EFL class,” English Educational Study Program, 2019. [Online]. Available: http:// jurnal.untan.ac.id/article. [Accessed September 12, 2021].




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5657

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved