NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TẠP CHÍ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN | Thuyên | TNU Journal of Science and Technology

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TẠP CHÍ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 18/03/22                Ngày hoàn thiện: 31/03/22                Ngày đăng: 31/03/22

Các tác giả

Phạm Hùng Thuyên Email to author, Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Tại nhiều trường Đại học, việc học tiếng Anh qua đề án không còn là điều xa lạ với sinh viên, đặc biệt là sinh viên tại các trường đại học ngoại ngữ. Nghiên cứu này xác định các khó khăn trong việc thực hiện đề án tạp chí tiếng Anh của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Anh tại trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Đối tượng tham gia là 30 sinh viên năm thứ ba. Dữ liệu dành cho nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi. Nghiên cứu được tiến hành trên 4 nhóm khó khăn chính là khó khăn về năng lực, khó khăn về thời gian thực hiện, khó khăn về hoạt động nhóm và khó khăn liên quan đến hỗ trợ từ giáo viên. Kết quả của nghiên cứu cho thấy năng lực của người học trong việc sử dụng photoshop và các công cụ tìm kiếm thông tin, khả năng ngôn ngữ của người học (cụ thể là trình bày ý tưởng theo văn phong báo chí) chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm các khó khăn được điều tra. Các khó khăn về việc xắp xếp thời gian, thu thập tài liệu cũng chiếm một phần đáng kể. Bên cạnh đó, phần nhận xét và sửa bài chưa rõ ràng của giáo viên cũng gây ra khó khăn cho sinh viên. Ngược lại, sinh viên cho rằng giáo viên có sự hỗ trợ tốt và họ không gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận sự hỗ trợ từ giáo viên. Bên cạnh đó, khảo sát từ câu trả lời độc lập của sinh viên cho thấy động lực học tập thấp khi sinh viên không hào hứng với môn học là một yếu tố nữa gây khó khăn cho họ.

Từ khóa


Học qua đề án; Đề án tạp chí; Khó khăn; Giải pháp; Sinh viên đại học

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1] W. H. Kilpatrick, “The project method,” Teachers College Record, vol. 19, pp. 319-335, September 1918.

[2] A. J. Rotherham and D. Willingham, “21st century,” Educational Leadership, vol. 67, no. 1, pp. 16-21, 2009.

[3] C. A. Maida, “Project-Based Learning: a critical pedagogy for the twenty-first century,” Policy Futures in Education, vol. 9, no. 6, pp. 759-768, 2011.

[4] J. Thomas, “A Review of the Research on Project-Based Learning. The Autodesk Foundation,” 2000. [Online]. Available: http://www.ri.net/middletown/mef/linksresources/documents/researchreviewPBL_070226.pdf. [Accessed Feb. 28, 2021].

[5] J. Schwalm and K. S. Tylek, “Systemwide Implementation of Project-Based Learning: The Philadelphia Approach,” Afterschool Matters, vol. 15, pp. 1-8, 2012.

[6] H. Nicola and S. Allison, “The benefits and challenges of project Based Learning,” Pedagogic Research Institute and Observatory (PedRIO), Plymouth University, 2014. [Online]. Available: https://www1.plymouth.ac.uk/research/pedrio/Documents/PedRIO%20Pape%206.Pdf. [Accessed April 5, 2021].

[7] J. S. Krajcik and P. C. Blumenfeld, “Project-based learning. In The Cambridge Handbook of the Learning Sciences,” R. Keith Sawyer (ed). Cambridge: Cambridge University Press, 2006, pp. 317-334.

[8] P. C. Blumenfeld, E. Soloway, R. W. Marx, J. S. Krajcik, M. Guzdial, and A. Palincsar, “Motivating project-based learning: Sustaining the doing, supporting the learning,” Educational Psychologist, vol. 26, no. 3-4, pp. 369-398, 1991.

[9] O. D. Baysura, S. Altun, and B. Y. Toy, “Perceptions of teacher candidates regarding project-based learning,” Eurasian Journal of Educational Research, vol. 16, no. 62, pp. 15-36, 2016.

[10] M. J. Harris, “The challenges of implementing project-based learning in middle schools (Doctoral dissertation),” University of Pittsburgh, 2014. [Online]. Available: http://search.proquest.com/openview /097025eafda8f9dabbf383844e705862/?pq-origsite=gscholar&cbl=18750&diss=y. [Accessed April 5, 2021].

[11] V. Van den Bergh, D. Mortelmans, P. Spooren, P. Van Petegem, D. Gijbels, and G. Vanthournout, “New assessment modes within project-based education- the stakeholders,” Studies in Educational Evaluation, vol. 32, no. 4, pp. 345-368, 2006.

[12] D. R. Litz, “Textbook evaluation and ELT management: A South Korean case study,” Asian EFL Journal, vol. 48, pp. 1-53, 2005.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5713

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved