NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN, KHAI THÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Thông tin bài báo
Ngày đăng: 27/04/18Tóm tắt
Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth, còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Trong chiến lược phát triển ngành dược của Bộ Y tế, cây Râu mèo được xếp vào loại cây hiếm cần được bảo vệ và phát triển nguồn gen. Cây Râu mèo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất sinensetin ở loài cây này có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này ngày càng trở lên cạn kiệt, do khai thác quá mức trong tự nhiên, trong khi việc gây trồng chưa được quan tâm đúng mức. Những nghiên cứu về cây Râu mèo mới tập trung vào điều tra, mô tả đặc tính sinh học, phân tích thành phần hóa học, chưa có những nghiên cứu về nhân giống cây Râu mèo cũng như kỹ thuật gây trồng. Nghiên cứu này đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom, kết quả cho thấy: Sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA với nồng độ 500, 1000 và 1500 ppm tỷ lệ ra rễ bình quân tương ứng là 98,52%; 98,52%; 98,89% và công thức đối chứng là 94,44%. Các loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Râu mèo. Tuổi hom (vị trí lấy hom) hầu như không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra bật mầm, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo. Thời vụ có ảnh hưởng đến số lượng rễ/hom cây Râu mèo trong điều kiện cùng sử dụng cùng một loại chất kích thích sinh trưởng và cùng nồng độ.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFCác bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu