NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CHIỀU RỘNG VÒNG NĂM VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG GỖ TẾCH (Tectona grandis Linn) TRỒNG TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA | Đoàn | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CHIỀU RỘNG VÒNG NĂM VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG GỖ TẾCH (Tectona grandis Linn) TRỒNG TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 28/06/23                Ngày hoàn thiện: 04/08/23                Ngày đăng: 04/08/23

Các tác giả

1. Dương Văn Đoàn Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Thế Trọng, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3. Nguyễn Bá Đoàn, Hạt kiểm lâm huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Tóm tắt


Sự biến động giá trị chiều rộng vòng năm và khối lượng riêng theo tuổi được kiểm tra ở loài gỗ Tếch 22 năm tuổi trồng tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 5 cây mẫu được lựa chọn và sau đó các thanh gỗ có chiều dài là đường kính xuyên tâm (vỏ - tâm – vỏ) theo hướng Bắc - Nam được cắt tại chiều cao 0,3 m tính từ mặt đất để thực hiện các thí nghiệm. Nhìn chung, chiều rộng vòng năm gỗ Tếch là lớn ở những tuổi đầu và có xu hướng giảm dần đến tuổi 12 trước khi có sự ổn định (dao động xung quanh 2 – 3 mm) hướng từ tâm ra vỏ. Giá trị trung bình chiều rộng vòng năm của gỗ Tếch trong nghiên cứu này là 4,34 mm. Trong khi đó, giá trị khối lượng riêng có xu hướng ít thay đổi từ tuổi 2 đến tuổi 22 và có giá trị trung bình là 0,69 g/cm3. Tốc độ sinh trưởng của cây không ảnh hưởng đến giá trị khối lượng riêng khi tương quan giữa hai giá trị này là rất thấp và không có ý nghĩa thống kê (r = 0,04; P > 0,05). Kết quả phân tích phương sai chỉ ra không có sự khác biệt (P > 0,05) về sinh trưởng vòng năm giữa các cây mẫu. Ngược lại, có sự khác biệt rõ ràng (P < 0,05) giá trị khối lượng riêng giữa các cây gỗ Tếch được thu thập trong nghiên cứu. Kết quả này gợi ý rằng trong quá trình chọn giống có thể tuyển chọn được những cây bố mẹ có chất lượng gỗ tốt dựa trên giá trị khối lượng riêng.


Từ khóa


Chiều rộng vòng năm; Mối liên hệ; Son La; Tếch; Khối lượng riêng

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] E. Zahabu, T. Raphael, S. A. O. Chamshama et al., “Effect of spacing regimes on growth, yield, and wood properties of Tectona grandis at Longuza Forest Plantation, Tanzania,” International Journal of Forestry Research, vol. 2015, no. 3, pp. 1-6, 2015.

[2] C. H. Nguyen, T. H. Vu, and V. S. Nguyen, “Individual biomass of teak (Tectona grandis) and the relationship between biomass and investigated factors,” (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 111, no. 11, pp. 149-153, 2013.

[3] H. D. Vu and T. P. H. Ta (Eds.), Wood science curriculum. Agriculture Publisher, Hanoi, 2016.

[4] S. Raiskila, P. Saranpää, K. Fagerstedt et al., “Growth rate and wood properties of Norway spruce cutting clones on different sites,” Silva Fennica, vol. 40, no. 2, pp. 247-256, 2006.

[5] M. Kojima, H. Yamamoto, K. Okumura K et al., “Effect of the lateral growth rate on wood properties in fast-growing hardwood species,” Journal of Wood Science, vol. 55, no. 6, pp. 417-424, 2009.

[6] F. Ishiguri, H. Aiso, M. Hirano et al., “Effects of radial growth rate on anatomical characteristics and wood properties of 10-year-old Dysoxylum mollissimum trees planted in Bengkulu, Indonesia,” Tropics, vol. 25, no. 1, pp. 23-31, 2016.

[7] Electronic portal of Yen Chau district, “Natural condition,” 2018. [Online]. Available: https://yenchau.sonla.gov.vn/1297/31378/58877/416970/Dieu-kien-tu-nhien/Dieu-kien-tu-nhien.aspx. [Accessed June 28, 2023].

[8] C. H. Nguyen, “Study on growth and structure of plantation of Teak (Tectona grandis L. f.) in Son La province to create scientific basis for proposing silvicultural measures for its management,” PhD. Thesis, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen, 2014.

[9] I. Miranda, V. Sousa, and H. Pereira, “Wood properties of teak (Tectona grandis) from a mature unmanaged stand in East Timor,” Journal of Wood Science, vol. 57, no. 3, pp. 171-178, 2011.

[10] K. M. Bhat, P. B. Priya, and P. Rugmini, “Characterisation of juvenile wood in teak,” Wood Science and Technology, vol. 34, no. 6, pp. 517-532, 2001.

[11] A. N. A. Kumar, Y. B. Srinivasa, and S. S. Chauhan, “Growth rate convergence in teak (Tectona grandis L.),” Current Science, vol. 83, no. 7, pp. 808-809, 2002.

[12] M. C. Anish, E. V. Anoop, R. Vishnu et al., “Effect of growth rate on wood quality of teck (Tectona grandis L.f.): a comparative study of teck grown under differing site quality conditions,” Journal of the Indian Academy of Wood Science, vol. 12, no. 1, pp. 81-88, 2015.

[13] S. S. Kumar, V. Rao, T. S. Rathore, and H. P. Borgaonkar, “Effect of growth rate and latewood content on basic density of wood from 120-year-old natural-grown Teak (Tectona grandis L. f.),” International Research Journal of Biological Sciences, vol. 3, no. 4, pp. 66-72, 2014.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8231

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved