ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ EM BỊ RẮN CẮN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI | Mỹ | TNU Journal of Science and Technology

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ EM BỊ RẮN CẮN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 09/10/23                Ngày hoàn thiện: 14/11/23                Ngày đăng: 15/11/23

Các tác giả

1. Lê Việt Mỹ Email to author, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
2. Phạm Văn Đếm, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Hữu Hiếu, Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt


Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ em bị rắn cắn tại Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 163 trẻ bị rắn cắn nhập viện tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2018 - 6/2023. Kết quả cho thấy, nhóm tuổi bị rắn cắn nhiều nhất là 6 - 10 tuổi (48,5%), chủ yếu ở nam giới (71,2%), đa số trẻ sống ở nông thôn (69,3%), chủ yếu từ tháng 4 - tháng 9 (77,3%), tháng mùa mưa. Tai nạn xảy ra trong và xung quanh nhà (65%), phần lớn vết cắn là ở bàn chân (52,8%). Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng tại chỗ gồm: đau tại chỗ (84%), sưng nề (70,6%), bầm tím (54%), vết móc độc (27,6%), bóng nước (22,1%), hoại tử (10,4%), nhiễm trùng (11%). Triệu chứng xuất huyết: chảy máu vết cắn (26,4%), xuất huyết dưới da (17,2%), chảy máu nướu răng (1,8%), xuất huyết tiêu hóa (1,8%). Triệu chứng ít gặp là nôn ói (12,3%) và sốt (11,7%). Có 36,81% nhiễm độc mức độ trung bình trở lên, trong đó 7,4% mức độ nhiễm độc nặng. Đặc điểm cận lâm sàng: tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm (37,4%), tiểu cầu <150 G/L(11,7%), tăng men GOT (1,2%), tăng men GPT (1,2%). Rối loạn đông máu chỉ biểu hiện ở nhóm rắn độc: PT kéo dài (34,4%), APTT kéo dài (17,8%), trong đó DIC (12,9%).

Từ khóa


Rắn cắn; Xuất huyết; Hoại tử; Rắn độc; Bệnh viện Bạch Mai

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] WHO, “Snakebite envenoming,” 2023. [Online]. Available: http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/snakebite-envenoming. [Accessed Sept. 12, 2023].

[2] J. Schule, K. Domanski, E. A. Smith et al., “Childhood victimss of snakebites: 2000-2013,” Pediatrics, vol. 138, no. 5, pp. 1-8, 2016.

[3] S. K. Sharrma, R. Ralph, and M. A. Faiz, "The timing is right to end snakebite deaths in South Asia," BMJ, vol. 364, pp. 1-6, 2019.

[4] T. T. Nguyen, “Snakebites in Southern Vietnam: Admitted patients and snake involved,” The institute of ecology and biological resources Vietnam academy of science and technology, Ha Noi, 2017.

[5] N. T. Nguyen and T. V. Ta, "Clinical and subclinical characteristics of children with malayan pit viper bites hospitalized in children hospital 1," Vienam medical journal, vol. 503, no. 1, pp. 72-78, 2021.

[6] Central children’s hospital, “Snakebite,” Guidelines for diagnosis and treatment of children’s disesses, Ha Noi, pp. 92-101, 2018.

[7] N. H. T. Nguyen, H. T. Nguyen, and N. T. Nguyen, "Epidemiological, clinial, and subclinical characteristics in pediatric patients bitten by snakes at Tien Giang provincial general hospital," Vienam medical journal, vol. 525, no. 1B, pp. 172-177, 2023.

[8] Ministry of health, “Snakebite,” Instructions for diagnosis and treatment of some common diseases in children, pp. 85-93, 2015.

[9] K. X. Trinh, N. T. Tran, and Q. K. Le, "Venomous snakes and their toxinsin in Vietnam,” Vienam medical journal, vol. 415, no. 2, pp. 72-76, 2014.

[10] S. K. Nguyen, "Clinical characteristics and treatment of patients bitten by some venomous terrestrial snakes of the cobra family in Northern Vietnam," Doctoral thesis, Hanoi medical university, Ha Noi, 2008.

[11] L. T. T. Le, “Situation of using antivenom at the children’s hospital 2,” HCM city medical journal, vol. 20, no. 4, pp. 79-86, 2016.

[12] G. S. Sahni, “Clinico- epidermiological profile of snake in children- A descriptive study,” Indian J Child Health, vol. 4, no. 4, pp. 503-506, 2017.

[13] Q. V. Pham and T. T. Ma, “Epidemiological, clinical and laboratory of green pit viper bites at chlidren’s hospital 1,” HCM city medical journal, vol. 21, no. 4, pp. 251-259, 2017.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8950

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved