NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN NỔI CLARITHROMYCIN 500 MG | Duyên | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN NỔI CLARITHROMYCIN 500 MG

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 09/10/23                Ngày hoàn thiện: 14/05/24                Ngày đăng: 17/05/24

Các tác giả

1. Huỳnh Thị Mỹ Duyên Email to author, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2. Lê Thị Minh Ngọc, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt


Tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày ngày một tăng cao trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý trên là do bị nhiễm Helicobacter pylori, đây là loại vi khuẩn sống ở niêm mạc và lớp dưới niêm mạc dạ dày - tá tràng. Do đó để tăng hiệu quả điều trị, thuốc cần lưu lại dạ dày trong thời gian lâu để thấm sâu vào niêm mạc. Clarithromycin được đưa vào các phát đồ điều trị H. pylori, tuy nhiên clarithromycin có thời gian bán thải ngắn nên phải sử dụng nhiều lần trong ngày, gây ra những tác dụng ngoại ý cho bệnh nhân. Thuốc nổi là một trong những dạng bào chế mới, đang được quan tâm nghiên cứu nhằm tăng thời gian lưu thuốc tại dạ dày. Sử dụng phần mềm BCPharsoft để tối ưu hóa công thức viên nén nổi đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Công thức tối ưu gồm clarithromycin (500 mg), HPMC K15M (120,18 mg), HPMC K4M (12,02 mg), NaHCO3 (100 mg), acid citric (61,7 mg), PVP K30 (15 mg), magnesi stearat (12,4 mg), talc (6,2 mg), silicondioxid (3,7 mg), Avicel PH 102 vđ (1.000 mg) có tiềm thời nổi dưới 180 giây, thời gian nổi trên 12 giờ, đạt độ tan ở các thời điểm. Kết quả này là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo, từng bước sản xuất sản phẩm ra thị trường.


Từ khóa


Clarithromycin; Viên nén nổi; Tiềm thời; Thời gian nổi; HPMC K15; HPMC K4M; BCPharsoft

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Ministry of Health Portal, “About 70% of Vietnamese people are infected with bacteria that can cause stomach cancer,” 2017. [Online]. Available: https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/khoang-70-nguoi-viet-nam-nhiem-loai-vi-khuan-co-the-gay-ung-thu-da-day. [Accessed Aug. 15, 2023].

[2] P. Malfertheiner et al., “Helicobacter pylori infection,” Nature reviews disease primers 9, vol. 19, pp. 1-24, 2023.

[3] W. D. Chey et al., “ACG Clinical Guideline: Treatment of Helicobacter pylori Infection,” American Journal of Gastroenterology, vol. 112, no. 2, pp. 212-239, 2017.

[4] MIMS company information, MIMS ANNUAL 2017/2018, Medical Publishing House, 2018, pp. 187-189.

[5] V. Bhardwaj and S. L. N. Harikumar, “Floating drug delivery system: A review,” Pharmacophore, vol. 4, no. 1, pp. 26-38, 2013.

[6] M. Kumar et al., “Floating drug delivery system: A innovative approach,” Journal of Drug Delivery & Therapeutics, vol. 2, no. 6, pp. 117-123, 2012.

[7] M. Jaimini, A. C. Rana, and Y. S. Tanwar, “Formulation and evaluation of famotidine floating tablets,” Current drug delivery, vol. 4, no. 1, pp. 51-55, 2007.

[8] D. B. Raju, R. Sreenivas, and M. M. Varma, “Formulation and evaluation of floating drug delivery system of metformin hydrochloride,” Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, vol. 2, no. 2, pp. 274-278, 2010.

[9] S. Dehdari et al., “Formulation of floating tablet of clarithromycin,” Biosciences Biotechnology Research Asia, vol. 10, no. 2, pp. 861-866, 2013.

[10] S. Ramu et al., “Formulation and evaluation of gastroretentive clarithromycin floating tablets,” International Journal of Pharmaceutical, Chemical and Biological Sciences, vol. 5, no. 4, pp. 883-895, 2015.

[11] S. P. Manojkumar et al., “Formulation, optimization and evaluation of floating tablets clarithromycin,” Int J Pharm Pharm Sci, vol. 7, no. 5, pp. 320-326, 2014.

[12] T. Uğurlu et al., “Optimization and evaluation of clarithromycin floating tablets using experimental mixture design,” Acta Poloniae Pharmaceutica, vol. 71 no. 2, pp. 311-321, 2014.

[13] United State Pharmacopoeia, USP 43, 2020.

[14] J. V. Rao, Y. S. Rao, T. K. Murthy, and D. G. Sankar, “Spectrophotometric estimation of clarithromycin in pharmaceutical formulations,” Asian J Chem, vol. 14, no. 2, pp. 647-650, 2002.

[15] Ministry of Health, National Pharmacopoeia of Vietnam V, Hanoi, 2018.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8953

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved