ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP GLUCOSAMIN CỦA MONILIELLA MEGACHILIENSIS TN18.2 | Thoa | TNU Journal of Science and Technology

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP GLUCOSAMIN CỦA MONILIELLA MEGACHILIENSIS TN18.2

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 10/10/23                Ngày hoàn thiện: 29/11/23                Ngày đăng: 30/11/23

Các tác giả

1. Vũ Kim Thoa Email to author, Trường Đại học Mở Hà Nội
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội
3. Đặng Bảo Sơn, Trường Đại học Mở Hà Nội
4. Nguyễn Thị Phương Thảo, Trường Đại học Mở Hà Nội

Tóm tắt


Nấm men đen Moniliella là một chi rất đặc biệt về mặt phân loại, có nhiều ưu điểm như sinh trưởng nhanh trong điều kiện vi hiếu khí và hiếu khí. Trong môi trường lỏng, tế bào nấm men phát triển dạng đơn bào, kích thước tế bào nấm men khá lớn, thuận lợi cho việc tách chiết và thu hồi các sản phẩm của quá trình lên men. Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát một số đặc điểm sinh hóa và khả năng tổng hợp glucosamin của Monilliella megachilliensis TN18.2 nhằm tìm kiếm được chủng nấm men đen có khả năng sinh tổng hợp glucosamin cao. Nấm men Moniliella megachilliensis  TN18.2 được phân lập từ hoa ngũ sắc, có khả năng sử dụng một số nguồn cacbon và tổng hợp các enzym ngoại bào như amylase, protease, lipase. M. megachilliensis TN 18.2 có khả năng sinh tổng hợp glucosamin đạt 9,03 g/l trong môi trường chứa glucose ở nhiệt độ 34oC, pH môi trường 6.0 với tốc độ lắc 200 vòng/phút. Với kết quả khảo sát sơ bộ, chủng nấm M. megachilliensis TN 18.2  khá tiềm năng trong việc tìm kiếm một phương pháp thu nhận glucosamine hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện trong nước, dễ dàng áp dụng vào sản xuất.

Từ khóa


Glucosamin; Moniliellla; Nấm men đen; Lên men; Vi sinh vật

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] L. Liu, Y. Liu, H.-d. Shin, R. Chen, J. Li, G. Du, and J. Chen, "Microbial production of glucosamine and N-acetylglucosamine: advances and perspectives," Applied Microbiology and Biotechnology, vol. 97, pp. 6149-6158, 2019.

[2] J. W. Anderson, R. J. Nicolosi, and J. F. Borzelleca, "Glucosamine effects in humans: a review of effects on glucose metabolism, side effects, safety considerations and efficacy," Food and Chemical Toxicology, vol. 43, no. 2, pp. 187-201, 2005.

[3] A. B. Sitanggang, L. Sophia, and H. S. Wu, “Aspects of glucosamine production using microorganisms,” International Food Research Journal, vol. 19, no. 2, pp. 393-404, 2012.

[4] L. E. Fosdick, J. A. Bohlmann, J. R. Trinkle, B. L. Ray, Glucosamine and method of making glucosamine from microbial biomass, United States Patent, No. US 8034925B2, 2011.

[5] X. Chen, L. Liu, J. Li, J. Liu, G. Du, and J. Chen, “Optimization of glucose feeding approaches for enhanced glucosamine and N-acetylglucosamine production by an engineered Escherichia coli,” J Ind Microbiol Biotechnol, vol. 39, pp. 359-365, 2012.

[6] N. L. Rahmah, N. Hidayat, and B. K. Hajar, “Glucosamine production from palmyrah (Borassus flabellifer L.) seeds (a study of precursor type and concentration),” International Conference on Green Agro-industry and Bioeconomy, IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science 230-012027, 2019.

[7] T. M. T. Le and V. T. Nguyen, “Study on glucosamine hydrochloruaextract from tiger shrimp (Penaeus monodon) shell,” CTU Journal of Science, vol. 56, pp. 331-339, 2020.

[8] J. Zhang, L. Liu, J. Li, G. Du, and J. Chen, “Enhanced glucosamine production by Aspergillus sp. BCRC 31742 based on the time-variant kinetics analysis of dissolved oxygen level,” Bioresource Technology, vol. 111, pp. 507-511, 2012.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8955

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved