THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP Ở TRẺ PHỔ TỰ KỶ 3-4 TUỔI
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 23/04/19                Ngày đăng: 29/04/19Tóm tắt
Đặt vấn đề: Khiếm khuyết về giao tiếp là một trong những đặc trưng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong đó giao tiếp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu và là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và của xã hội loài người. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng khó khăn trong giao tiếp đối với trẻ phổ tự kỷ hiện nay là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm.
Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khó khăn giao tiếp của trẻ phổ tự kỷ (TPTK), đề xuất các biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả can thiệp khó khăn trong giao tiếp cho trẻ phổ tự kỷ.
Phương pháp: Sử dụng trắc nghiệm để đánh giá mức độ khó khăn trong giao tiếp của trẻ phổ tự kỷ, sử dụng điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ TPTK nhằm tìm hiểu thực trạng các biện pháp can thiệp khó khăn trong giao tiếp cho TPTK trong lớp học hoà nhập ở địa bàn nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và tiến hành thử nghiệm sư phạm.
Kết quả: Đánh giá khó khăn trong giao tiếp của TPTK cho thấy, mức độ phát triển chung về giao tiếp của TPTK khá thấp, trẻ bộc lộ nhiều khó khăn đặc trưng dựa trên 25 tiêu chí ở 05 nhóm: Tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, nghe hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ nói.Từ khóa
Toàn văn:
PDFCác bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu