ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG | Ngân | TNU Journal of Science and Technology

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 23/02/22                Ngày hoàn thiện: 12/05/22                Ngày đăng: 12/05/22

Các tác giả

Phan Kim Ngân Email to author, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Tóm tắt


Làng nghề là một trong những tài nguyên văn hóa có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch. Tại thành phố Đà Nẵng, bên cạnh các tài nguyên tự nhiên có nhiều giá trị cho khai thác du lịch, thành phố còn có các làng nghề truyền thống lâu đời như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nghề nước mắm Nam Ô, làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng chiếu Cẩm Nê, làng đan lát Yến Nê. Bài viết đã vận dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA, phương pháp phân tích quá trình thứ bậc AHP và phương pháp chuyên gia để xây dựng hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá 04 làng nghề: làng nghề nước mắm Nam Ô, làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng chiếu Cẩm Nê, làng đan lát Yến Nê. Kết quả đánh giá cho thấy làng nghề nước mắm Nam Ô rất thuận lợi, làng nghề bánh tráng Túy Loan thuận lợi, làng chiều Cẩm Nê thuận lợi trung bình và làng đan lát Yến Nê kém thuận lợi cho việc khai thác phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Từ kết quả đánh giá này, bài viết đã khuyến nghị một số giải pháp về cơ chế chính sách, phát triển làng nghề thành một sản phẩm du lịch có tính liên kết, nâng cao nhận thức của người dân… nhằm khai thác hiệu quả giá trị du lịch của làng nghề.

Từ khóa


Làng nghề; Du lịch; Tài nguyên văn hóa; Đà Nẵng; Phân tích đa chỉ tiêu

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Government, Decree on the development of rural sectors, issued together with Decree No. 52/2018/ND-CP dated April 12, 2018, 2018.

[2] V. Q. Tran et al., Vietnamese cultural establishment. Education Publisher, Ha Noi, 2006.

[3] S. C. Pham, Vietnamese traditional craft village. Culture of Vietnamese Publisher, Ha Noi, 2004.

[4] V. Q. Nguyen and N. T. T. Tran, “Experiences in some Asian countries in the development of craft village tourism and recommendations for Vietnam,” DTU Journal of Science and Technology, vol. 46, no. 3, pp. 130-136, 2021.

[5] T. T. Truong and T. M. Ly, “Potential, current situation and solutions to tourism development at brocade weaving craft village of Khmer ethnic in Van Giao commune, Tinh Bien district, An Giang province,” Can Tho University Journal of Science, vol. 54, no. 4C, pp. 137-147, 2018.

[6] B. N. Nguyen, “Craft village tourism in south-east Vietnam – realty and remedies for development,” Dong Nai University Journal of Science, vol. 7, pp. 62-76, 2017.

[7] T. M. Nguyen, “Developing craft village tourism in Dong Thap province,” Dong Thap University Journal of Science, no. 20, pp. 102-109, 2015.

[8] H. M. Vu and I. Rasovska, “Craft villages and tourism development, a case study in Phu Quoc island of Viet Nam,” Management, vol. 21, no. 1, pp. 223-236, 2017.

[9] H. T. T. Nguyen et al., “Developing Craft Village Tourism in the Context of International Economic: A Case Study of Vinh Phuc Province, Vietnam,” International Journal of Human Resource Studies, vol. 10, no. 1, pp. 128-145, 2020.

[10] D. C. Nguyen and N. T. B. Nguyen, “Applying Analytic Hierarchy Process to making decision”, Journal of Accounting and Auditing, no. 1, pp. 35-40, 2018.

[11] T. M. Thai and co-authors, “Application of multi-criticalevaluation for assessing theimpact of climate change onagricultural production in thecoastal provinces of theMekong Delta, Viet Nam”, Can Tho University Journal of Science, vol. 54, pp. 202-210, 2018.

[12] M. T. Dang, T. A. Vu, “Applying the Analytic Hierarchy Process (AHP) alogarithm to classify various criteria effecting flood risk on Lam River Basin”, Journal of Science on Natural Resources and Environmen, no. 22, 2018.

[13] D. T. Tran, Assessment of tourism resources in Thanh Hoa. Ha Noi University of Social Sciences and Humanities, 2005.

[14] C. N. Dao, “Organizing tourism territory of Kien Giang province by using geographic information system (GIS) approach,” Can Tho University Journal of Science, no. 32, pp. 90-96, 2016.

[15] T. T. Bui, Establish a scientific basis for the identification of tourist routes in Quang Tri province, Ministerial-level scientific and technological project, Hue University of Sciences, 2012.

[16] T. Q. Do, Developing tourism in Ho Chi Minh City with the exploitation of tourism resources in the vicinity, Doctoral thesis in Geography, Hanoi National University of Education, 2004.

[17] G. H. Q. Nguyen, Assessment of cultural tourism resources in Thua Thien Hue province, Doctoral thesis in Geography, Ho Chi Minh city University of Education, 2015.

[18] Da Nang People's Committee, Project on Preservation of Nam O fish sauce making craft village in association with tourism development in Da Nang city, issued together with Decision No. 1142/QD-UBND dated March 31, 2020.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5580

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved