PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở GIA ĐÌNH | Anh | TNU Journal of Science and Technology

PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở GIA ĐÌNH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 02/04/23                Ngày hoàn thiện: 18/04/23                Ngày đăng: 18/04/23

Các tác giả

Trương Thị Thùy Anh Email to author, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Lời nói mạch lạc là một hoạt động lời nói phức tạp, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Lời nói mạch lạc không chỉ giúp trẻ thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh, xác định và điều chỉnh các chuẩn mực ứng xử trong xã hội mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì việc đạt được lời nói mạch lạc ở mức cao sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội trong học tập và cuộc sống nên phát triển lời nói mạch lạc được coi là nhiệm vụ cốt lõi của quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra những định hướng trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên mầm non với phụ huynh nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có cơ hội củng cố và phát triển lời nói mạch lạc thông qua các hoạt động kể chuyện tại gia đình. Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong bài viết là phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phương pháp này được dùng để tổng hợp các bài báo, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề lời nói mạch lạc và phát triển ời nói mạch lạc, đồng thời đưa ra những vẫn đề cốt lõi liên quan đến việc phối hợp giữa giáo viên mầm non và cha mẹ của trẻ. Các kết quả nghiên cứu của bài báo có thể trở thành những gợi ý hữu ích giúp giáo viên mầm non cải thiện, nâng cao chất lượng hợp tác với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ; đặc biệt, giúp quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đạt hiệu quả bền vững.

Từ khóa


Lời nói mạch lạc; Phát triển lời nói mạch lạc; Phối hợp với phụ huynh; Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Hoạt động kể chuyện

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. N. Vu and T. H. N. Cao, “Coherent speech development for 5-6-year-olds children in Vietnam: Approach from a theoretical perspective,” Webology, vol. 19, no. 2, pp. 3710-3722, 2022.

[2] E. V. Khmelkova, S. B. Bashmakova, T. G. Lukovenko, Y. Yu. Dobromil, and A. E. Fedotova, “The development of coherent speech of preschool children with speech disorders in the process of cognitive development activities,” Journal of Social Sciences and Humanities, vol. 1, no. 01, pp. 243-248, 2020.

[3] K. A. Ramsook, I. A. Welsh, and K. L. Bierman, “What you say, and how you say it: Preschoolers' growth in vocabulary and communication skills differentially predict kindergarten academic achievement and self‐regulation,” Social Development, vol. 29, no. 3, pp. 783-800, 2020.

[4] H. L. Lin, F. R. Lawrence, and J. Gorrell, “Kindergarten teachers’ views of children’s readiness for school,” Early Childhood Research Quarterly, vol. 18, pp. 225-237, 2003.

[5] H. A. Whitaker, "Language disorders: aphasia," Encyclopedia of Gerontology, 2nd edition, 2007, pp. 321-327.

[6] B. Bernal and A. Ardila, "The role of the arcuate fasciculus in conduction aphasia," Brain, vol. 132, no. 9, pp. 2309-2316, 2009.

[7] R. F. Safwat and A. R. Sheikhany, "Effect of parent interaction on language development in children," The Egyptian Journal of Otolaryngology, vol. 30, no. 3, pp. 255-263, 2014.

[8] L. Vernon-Feagans, C. S. Hammer, A. Miccio, and E. E. Manlove, "Early language and literacy skills in low-income African American and Hispanic children," Handbook of Early Literacy Research, no. 1, pp. 192-210, 2001.

[9] L. Song, E. T. Spier, and C. S. Tamis-Lemonda, "Reciprocal influences between maternal language and children's language and cognitive development in low-income families," Journal of Child Language, vol. 41, no. 2, pp. 305-326, 2014.

[10] E. Hoff, "How social contexts support and shape language development," Developmental review, vol. 26, no. 1, pp. 55-88, 2006.

[11] C. Holme, S. Harding, S. Roulstone, P. J. Lucas, and Y. Wren, “Mapping the literature on parent-child language across activity contexts: a scoping review,” International Journal of Early Years Education, vol. 30, no. 1, pp. 6-24, 2022.

[12] H. T. Dinh, Methodology for the development to preschoolers. Hanoi National University of Education Publishing House, 2017, p. 247.

[13] T. B. L. La, T. T. N. Nguyen, and T. H. N. Cao, “Defining criteria for assessing the development of coherent speech in preschool children aged five to six years,” Vietnam Journal of Educational Sciences, vol. 48, pp. 43-47, December 2021.

[14] T. H. N. Cao, “The development of coherent speech for 5-6-year-old children through outdoor activities,” Vietnam Journal of Education, vol. 23, pp. 79-84, 2019.

[15] H. J. Birx, 21st Century Anthropology: A Reference Handbook (21st Century Reference Series), Sage Publications, 2010.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7658

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved