KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BỆNH ĐỐM LÁ VI KHUẨN (Xanthomonas sp.) CỦA Bacillus velezensis OM017175 TRÊN CÂY ỚT SỪNG VÀNG (Capsicum annuum) Ở ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƯỚI | Quí | TNU Journal of Science and Technology

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BỆNH ĐỐM LÁ VI KHUẨN (Xanthomonas sp.) CỦA Bacillus velezensis OM017175 TRÊN CÂY ỚT SỪNG VÀNG (Capsicum annuum) Ở ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƯỚI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 30/09/23                Ngày hoàn thiện: 29/11/23                Ngày đăng: 30/11/23

Các tác giả

1. Phạm Phú Quí, Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ
2. Đoàn Thị Kiều Tiên Email to author, Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ
3. Lê Uyển Thanh, Trường Đại học Đồng Tháp
4. Nguyễn Thị Thu Nga, Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ
5. Hồ Lệ Thi, Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ

Tóm tắt


Khả năng đối kháng của Bacillus velezensis OM017175 đối với Xanthomonas spp. đã được khảo sát ở điều kiện in vitro và nhà lưới nhằm tìm ra mật số vi khuẩn và thời điểm xử lý có hiệu quả trong kiểm soát bệnh đốm lá vi khuẩn trên cây ớt. Kết quả khảo sát in vitro ghi nhận dòng B. velezensis được xử lý ở mật số 108 và 109 CFU/mL có khả năng đối kháng cao với tác nhân gây bệnh và đạt bán kính vòng vô khuẩn tương đương nhau (tương ứng 4,8 mm và 5,4 mm). Trong điều kiện nhà lưới, hai thời điểm xử lý vi khuẩn đối kháng được xác định có hiệu quả là 3 ngày trước lây bệnh và 3 ngày sau lây bệnh. Bên cạnh đó, hai nghiệm thức có xử lý vi khuẩn đối kháng với mật số 108 và 109 CFU/mL ở thời điểm 3 ngày sau lây bệnh vẫn có hiệu quả giảm bệnh cao và tương đương nhau, dao động từ 40,33% đến 40,57%. Ở thời điểm 3 ngày trước lây bệnh, nghiệm thức xử lý với mật số 109 CFU/mL có hiệu quả giảm bệnh (40,65%) cao nhất. Nhìn chung, dòng B. velezensis OM017175 có khả năng kiểm soát bệnh đốm lá vi khuẩn, với hiệu quả tùy thuộc vào mật số và thời điểm xử lý, có triển vọng trở thành một tác nhân kiểm soát bệnh sinh học.

Từ khóa


B. velezensis; Bệnh đốm lá; Mật số vi khuẩn; Cây ớt; Thời điểm xử lý; Xanthomonas spp.

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] A. T. P. Mai, Vegetables and vegetable growing. Hanoi Agriculture Publishing House, Hanoi, 1996.

[2] L. Sahitya, D. R. Sri, and M. S. R. Krishna, “Anthracnose, a Prevalent Disease in Capsicum,” Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, vol. 5, no. 3, 2014, Art. no. 1583.

[3] N. H. Tran and T. L. T. Nguyen, “Research on production of Trichoderma sp. products for controlling the anthracnose disease caused by Colletotrichum spp. on chili (Capsicum frutescens),” CTU Journal of Science, vol. 45, pp. 86-92, 2016.

[4] T. B. Duong, Techniques for growing tomatoes and cucumbers. Phuong Dong Publishing House, 2015.

[5] T. L. Nguyen, “Isolation and selection of antagonistic bacteria from rhizosphere soil against Colletotrichum sp. causing anthracnose on chilli,” CTU Journal of Science, vol. 47, pp. 16-23, 2016.

[6] H. S. Silva, R. S. Romeiro, R. C. Filho, J. L. Pereira, E. S. Mizubuti, and A. Mounteer, “Induction of systemic resistance by Bacillus cereus against tomato foliar diseases under field conditions,” Journal of Phytopathology, vol. 152, pp. 371-375, 2004.

[7] L. S. Murate, A. G. de Oliveira, A. Y. Higashi, A. R. Barazetti, A. S. Simionato, C. S. da Silva, and G. Andrade, “Activity of secondary bacterial metabolites in the control of citrus canker,” Agricultural Sciences, vol. 6, no. 03, 2015, Art. no. 295.

[8] K. V. Pham, The curriculum of general microorganisms, College of Agriculture and applied biology, Can Tho University, p. 159, 2000.

[9] J. W. Kloepper, C.-M. Ryu, and S. A. Zhang, “Induced systemic resistance and promotion of plant growth by Bacillus spp.,” Phytopathology, vol. 94, no. 11, pp. 1259-1266, 2004.

[10] M. R. Roberts and J. E. Taylor, “Exploiting plant induced resistance as a route_ to sustainable crop protection,” In D. B. Collinge (Ed.), Plant pathogen resistance biotechnology, 1st Edition. John Wiley & Sons, Inc., pp. 319-339, 2016.

[11] T. U. Le, “Isolation of Xanthomonas spp. causing leaf spot on rose (Rosa spp.) and pepper (Capsicum spp.) in Dong Thap province and selection of antagonistic bacteria for prevention and control of these diseases,” Doctoral dissertation, College of Agriculture and applied biology, Can Tho University, Can Tho, 2023.

[12] QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT, “National technical regulation on Surveillance method of plant pests,” Ha Noi, 2010.

[13] M. J. Jeger and S. L. H. Viljanen-Rollinson, “The use of the area under the disease progress curve (AUDPC) to assess quantitative disease resistance in crop cultivars,” Theoretical and Applied Genetics, vol. 102, no. 1, pp. 32-40, 2001.

[14] W. S. Abbott, “A method of computing the effectiveness of an insecticide,” J. econ. Entomol, vol. 18, no. 2, pp. 265-267, 1925.

[15] M. Mirik, Y. Aysan, and O. Cinar, “Biological control of bacterial spot disease of pepper with Bacillus strains,” Turkish Journal of Agriculture and Forestry, vol. 32, no. 5, pp. 381-390, 2008.

[16] T. P. Huang, D. D. S. Tzeng, A. C. Wong, C. H. Chen, K. M. Lu, Y. H. Lee et al., “DNA Polymorphisms and Biocontrol of Bacillus Antagonistic to Citrus Bacterial Canker with Indication of thef Interference of Phyllosphere Biofilms,” PLoS ONE, vol. 7, no. 7, 2012, Art. no. e42124, doi: 10.1371/journal.pone.0042124.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8870

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved